noel giáng sinh vui vẻ
Thứ hai, Tháng mười một 25, 2024
spot_img
More
    Trang chủĐời sống - Xã hộiMôi trườngĐiện Bàn, Quảng Nam: Hoạt động khoáng sản trái phép, Chủ tịch...

    Điện Bàn, Quảng Nam: Hoạt động khoáng sản trái phép, Chủ tịch xã, phường chịu trách nhiệm

    Ngày 12/11, ông Trần Úc, Chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam có báo cáo đánh giá kết quả thực hiện công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn.

    Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm

    Theo ông Úc, trong năm 2022, trên địa bàn thị xã còn 4 giấy phép khai thác cát, sỏi làm vật liệu xây dựng thông thường do UBND tỉnh cấp còn hiệu lực đang hoạt động khai thác. Đến thời điểm hiện tại các mỏ này đã ngưng hoạt động, lập thủ tục trình cấp thẩm quyền xem xét cho phép đóng cửa mỏ theo quy định

    Trên địa bàn thị xã có 3 doanh nghiệp đang hoạt động khoáng sản là Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Phú Quang, Công ty TNHH MTV Đầu tư Phát triển Gia Lộc, Công ty cổ phần Tập đoàn Thương Mại Đại Việt.

    UBND thị xã đã chỉ đạo các cơ quan chức năng duy trì thường xuyên công tác kiểm tra, truy quét và phối hợp kiểm tra, truy quét giữa các cơ quan, ban ngành, UBND các xã, phường và Trạm chốt chặn trong công tác kiểm tra, theo dõi, giám sát đã kịp thời phát hiện và xử lý ngay những hành vi vi phạm trọng hoạt động khai thác khoáng sản cát lòng sông trên địa bàn quản lý.

    Môi trường - Điện Bàn, Quảng Nam: Hoạt động khoáng sản trái phép, Chủ tịch xã, phường chịu trách nhiệm

    Ông Trần Úc, Chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

    Qua đó, đã kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trọng hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản và tập kết, vận chuyển, kinh doanh khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp.

    Công tác quản lý nhà nước về khoáng sản ngày càng được tăng cường, ý thức bảo vệ tài nguyên khoáng sản trong cộng đồng dân cư và ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản ngày càng được nâng cao.

    Đối với công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, phân định, làm rõ trách nhiệm của UBND xã, phường về quản lý tài nguyên khoáng sản thuộc địa bàn quản lý và chịu trách nhiệm về quản lý tài nguyên khoáng sản thuộc địa bàn quản lý, không để xảy ra tình trạng hoạt động khoáng sản trái phép, quá trình quản lý nếu vượt quá khả năng thì đề nghị UBND cấp trên hỗ trợ xử lý.

    “Tình trạng hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn quản lý đã được hạn chế; trật tự an ninh, an toàn xã hội tại khu vực có khoáng sản được đảm bảo; trật tự, kỷ cương trong lĩnh vực này dần đi vào nề nếp, ổn định”, ông Úc nhận định.

    Còn rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý khoáng sản

    Ông Úc cho hay, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động khoáng sản trên địa bàn vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại.

    UBND các xã, phường chưa thật sự quan tâm và thực hiện đầy đủ trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn quản lý; điều kiện lực lượng, phương tiện của các địa phương còn thiếu và yếu, không đủ khả năng lực thực hiện nhiệm vụ.

    Chưa phân định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước chuyên ngành và quản lý nhà nước trên địa bàn lãnh thổ, dẫn đến đùn đẩy trách nhiệm, không quản lý tốt địa bàn.

    Đội ngũ cán bộ, công chức quản lý chuyên ngành tại địa phương quá mỏng, không có chuyên môn, trong khi địa bàn quản lý lại quá rộng. Công tác quản lý mang tính đặc thù, sông nước, nhiều khó khăn, trở ngại.

    Môi trường - Điện Bàn, Quảng Nam: Hoạt động khoáng sản trái phép, Chủ tịch xã, phường chịu trách nhiệm (Hình 2).

    Nếu để xảy ra các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, vận chuyển, tập kết, kinh doanh khoáng sản trái phép trên địa bàn thị xã Điện Bàn thì Chủ tịch UBND các xã, phường chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chủ tịch UBND cấp trên.

    Theo vị Chủ tịch thị xã Điện Bàn, với mục tiêu nhằm tiếp tục chấn chỉnh, lập lại trật tự, kỷ cương trong lĩnh vực quản lý hoạt động khoáng sản và bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác, thời gian tới, UBND thị xã Điện Bàn tăng cường và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn quản lý.

    UBND thị xã Điện Bàn, lập thủ tục đề xuất bổ sung vào Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn giai đoạn đến năm 2030 đối với các điểm mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (cát, sỏi) mới đã được khảo sát, xác định cụ thể vị trí tọa độ, diện tích, sơ bộ trữ lượng trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định.

    Trong thời gian chờ Quy hoạch tỉnh được phê duyệt, năm 2022-2023 và căn cứ vào nhu cầu thực tế, UBND thị xã lựa chọn những điểm mỏ khoáng sản cát, sỏi làm vật liệu xây dựng thông thường có điều kiện khai thác thuận lợi, phục vụ cho nhu cầu trên địa bàn, đề xuất bổ sung vào Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn trình cấp thẩm quyền xem xét, phê duyệt để tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản và lập hồ sơ, thủ tục trình cấp Giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định.

    Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành về công tác quản lý tài nguyên khoáng sản; phải xác định công tác quản lý tài nguyên khoáng sản là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm và thường xuyên; phải gắn nhiệm vụ quản lý tài nguyên khoáng sản với trách nhiệm của từng cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị; xác định rõ vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị nếu để xảy ra sai phạm về quản lý tài nguyên khoáng sản.  

    Địa phương tiếp tục xây dựng phương án và triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp quản lý tài nguyên khoáng sản chưa khai thác, tài nguyên thiên nhiên khác theo quy định của pháp luật.

    “UBND các xã, phường phải tăng cường công tác quản lý địa bàn, thường xuyên theo dõi, kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động khoáng sản, chịu trách nhiệm về quản lý tài nguyên khoáng sản thuộc địa bàn quản lý, không để xảy ra tình trạng hoạt động khoáng sản trái phép.

    Quá trình quản lý nếu vượt quá khả năng thì đề nghị UBND cấp trên hỗ trợ xử lý, nếu không phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời hoặc không báo cáo cấp trên để hỗ trợ xử lý kịp thời các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, vận chuyển, tập kết, kinh doanh khoáng sản trái phép trên địa bàn thì Chủ tịch UBND các xã, phường chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chủ tịch UBND cấp trên”, ông Úc nhấn mạnh.

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU