noel giáng sinh vui vẻ
Thứ hai, Tháng mười một 25, 2024
spot_img
More
    Trang chủĐời sống - Xã hộiMôi trườngĐồng Nai: Nâng cao hiệu quả phân loại rác thải tại nguồn...

    Đồng Nai: Nâng cao hiệu quả phân loại rác thải tại nguồn và xử lý rác hữu cơ

    Hội thảo với mục đích xử lý, phân loại các loại rác thải đầu nguồn, sử dụng các loại rác thải có nguồn gốc hữu cơ để chế ra các chế phẩm sinh học.

    Sáng ngày 10/11, tại UBND xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Sở Tài nguyên và Môi trường (TM&MT) phối hợp cùng UBND huyện Vĩnh Cửu tổ chức hội thảo Nâng cao hiệu quả mô hình phân loại rác thải tại nguồn và sử dụng chế phẩm sinh học xử lý rác hữu cơ trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp.

    Đây là hội thảo được thực hiện theo sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo Nông Nghiệp – Nông Dân – Nông Thôn (NN-ND-NT) tỉnh Đồng Nai.

    Môi trường - Đồng Nai: Nâng cao hiệu quả phân loại rác thải tại nguồn và xử lý rác hữu cơ

    Các đại biểu tham dự hội thảo.

    Đến dự hội nghị và chỉ đạo có các ông: Lê Văn Gọi – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT; ông Trần Trọng Toàn – Phó Giám đốc Sở TN&MT; ông Nguyễn Cao Tài – Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu cùng các đơn vị có báo cáo tham luận tại hội thảo.

    Tại hội thảo, Sở TN&MT đã báo cáo về tình hình thu gom, quản lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Theo bản báo cáo, toàn tỉnh có khoảng 1.895 tấn rác thải/ngày là CTRSH; địa bàn nông thôn chiếm khoảng 864 tấn.

    Khối lượng xử lý rác thuộc nhóm CTRSH đạt 1.742 tấn, trong đó xử lý bằng phương pháp compost 1.446 tấn; đốt 52 tấn và chôn lấp 244 tấn.

    Hiện, toàn tỉnh có 1.487 bể thu gom các loại bao bì thuốc bảo vệ thực vật.

    Trước thực trạng trên, nhiều địa phương trong tỉnh, đặc biệt là huyện Vĩnh Cửu đã khuyến khích người dân tham gia các chương trình hội thảo về công tác phân loại rác thải tại nguồn. Tập huấn, đào tạo, truyền thụ kiến thức theo phương pháp xử lý chất thải thực phẩm bằng IMO (Vi sinh vật bản địa). Đây là loại chế phẩm được điều chế bằng cách tận dụng các nguyên liệu tự nhiên có sẵn tại địa phương.

    Chế phẩm này bao gồm rất nhiều loại vi sinh vật khác nhau tồn tại lâu năm ở môi trường tự nhiên tại địa phương. Chế phẩm tạo ra các vi sinh vật rất khỏe và có hoạt tính sinh học cao và rất tốt cho việc sử dụng vào mục đích canh tác.

    Môi trường - Đồng Nai: Nâng cao hiệu quả phân loại rác thải tại nguồn và xử lý rác hữu cơ (Hình 2).

    Tham quan mô hình và giới thiệu phương thức sử dụng chế phẩm sinh học IMO.

    Thực tế, từ năm 2020 một số xã của huyện Vĩnh Cửu như: Tân Bình, Hiếu Liêm, Vĩnh Tân… đã thành công trong việc áp dụng chế phẩm IMO xử lý rác thành phân, thành thuốc bảo vệ thực vật và sử dụng làm phân bón, chống các loại côn trùng gây hại phát triển diện tích vườn cây ăn trái gồm các loại cây có múi như cam, bưởi lớn nhất tỉnh Đồng Nai.

    Ngoài ra, việc ủ rác thải thành phân từ chế phẩm IMO cũng giúp giải quyết phần nào bài toán xử lý rác thải, đặc biệt là rác thải hữu cơ phát sinh từ rác thải sinh hoạt

    Được biết, sáng cùng ngày, đoàn công tác cũng đã ghé thăm mô hình sản xuất của gia đình ông Trần Văn Mười, tổ 4, ấp Cây Xoài, xã Tân An khi áp dụng phương pháp IMO trong sản xuất nông nghiệp của mình.

    Hội thảo cũng mang lại nhiều sáng kiến, cải tiến trong phương pháp phân loại rác thải tại nguồn, nâng cao nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp bằng sự ý thức từ mỗi cá nhân, gia đình khi tham gia phân loại rác thải tại nguồn.

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU