noel giáng sinh vui vẻ
Thứ ba, Tháng mười một 26, 2024
spot_img
More
    Trang chủThị trườngKinh tế vĩ môXuất khẩu thủy sản vẫn đối mặt nhiều thách thức

    Xuất khẩu thủy sản vẫn đối mặt nhiều thách thức

    Ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục thuỷ sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: thuỷ sản Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều thách thức hơn trước đây.

    Dự báo xuất khẩu thuỷ sản vẫn còn nhiều thách thức

    Chia sẻ xoay quanh vấn đề này trên TTXVN, ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục thuỷ sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, thuỷ sản Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều thách thức hơn trước đây. Đây là, vấn đề truy xuất nguồn gốc với hải sản khai thác chống khai thác bất hợp pháp và phải khai thác phù hợp với trữ lượng nguồn lợi, đảm bảo an toàn thực phẩm được đặt ra trên tàu cá và cảng cá về đến nhà máy.

    Cụ thể, đối với nuôi trồng thuỷ sản, ngoài truy xuất nguồn gốc từ cơ sở nuôi đến nhà máy chế biến và xuất khẩu đảm bảo an toàn thực phẩm, sử dụng đúng và tăng cường sản phẩm vi sinh cho đảm bảo chất lượng. Thêm vào đó, thuỷ sản còn đối diện với nhiều rào cản khác như phúc lợi động vật và chứng chỉ carbon đảm bảo an toàn môi trường sản xuất khi xuất khẩu vào các thị trường châu Âu, Mỹ,… Chính vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giảm chỉ tiêu xuất khẩu trong năm 2024 so với năm 2023 là 9,5 tỷ USD với tổng sản lượng 9,22 triệu tấn, giữ diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 1,3 triệu ha.

    Từ năm 2024 trở đi, Cục thuỷ sản sẽ tiếp tục phát triển thuỷ sản nuôi biển, nuôi lòng hồ song song với các giải pháp phát triển khoa học công nghệ để nâng cao giá trị chế biến từ sản phẩm nuôi và đánh bắt, ngoài ra tăng cường chiến lược thuỷ sản phắt triển sản phẩm từ phụ phẩm thuỷ sản. Cùng với đó, quản lý tàu cá, cảng cá vì hạ tầng nghề cá còn nhiều hạn chế, xuống cấp sau nhiều năm chưa được nâng cấp, tu bổ.

    Đáng chú ý, qua một năm nhiều biến động khiến kinh tế thế giới phục hồi chậm, giá cả một số hàng hoá vật tư đầu vào phục vụ phát triển thuỷ sản vẫn còn ở mức cao, chi phí logictics cao gây áp lực đối với hoạt động sản xuất, nhất là khi nhu cầu tiêu thụ chững lại, quy mô sản xuất bị thu hẹp. Những điều này tác động lên hoạt động chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam gây khó cho ngành thuỷ sản.

    Kinh tế vĩ mô - Xuất khẩu thủy sản vẫn đối mặt nhiều thách thức

    Ảnh minh họa

    Khó khăn này dự kiến kéo dài sang cả năm 2024

    Theo Cục thuỷ sản, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản trong năm 2023 ước đạt 9,2 tỷ USD, đạt 92% so với kế hoạch, giảm 8% so với năm 2022; trong đó, xuất khẩu tôm khoảng 3,45 tỷ USD, cá tra khoảng 1,9 tỷ USD, cá ngừ 900 triệu USD, nhuyễn thể 800 triệu USD, tổng sản lượng thuỷ sản xuất khẩu năm 2023 ước đạt 9,05 triệu tấn, tăng 2% so với năm 2022. Sản lượng khai thác thuỷ sản đạt 3,68 triệu tấn, tương đương năm 2022, sản lượng nuôi trồng hơn 5,4 triệu tấn, tăng 3,5% so với năm 2022.

    Thời gian qua, Uỷ ban châu Âu vẫn tiếp tục giữ cảnh báo thẻ vàng đối với thuỷ sản khai thác của Việt Nam. Do vậy, trong năm 2024 nhiệm vụ phát triển thuỷ sản sẽ trở nên khó khăn hơn.

    Nhấn mạnh về vấn đề trên ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục thuỷ sản cho hay: Dù kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản giảm nhưng đây là nỗ lực đảm bảo tăng trưởng và duy trì sản xuất của nông ngư dân Việt Nam. Các đối tượng chủ lực vẫn duy trì được tăng trưởng, bên cạnh đó, hoạt động nuôi biển trong thời gian qua có kết quả tốt như cá biển đạt 50.000 tấn, hỗ trợ được phần nào hoạt động khai thác, đánh bắt chưa hiệu quả.

    Thêm vào đó, ngành thuỷ sản còn phải đối mặt với những tồn tại và hạn chế trong năm 2023 là các tiêu chuẩn, quy chuẩn về quan trắc môi trường còn thiếu, chưa đồng bộ, hạ tầng vùng nuôi chưa đảm bảo, bảo quản sản phẩm chưa cải tiến. Hiệu quả của hoạt động khai thác còn thấp, nhu cầu tiêu thụ giảm ở hầu hết các thị trường, gây khó khăn cho tiêu thụ sản phẩm, giá bán sản phẩm cũng giảm, dẫn đến kim ngạch xuất khẩu giảm theo. Không những vậy, vấn đề cung ứng và kiểm soát con giống trong nuôi trồng, ô nhiễm môi trường vẫn còn nhiều tiềm ẩn ở các vùng nuôi, đặc biệt là tại một số tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

    Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo phát triển thị trường nông sản, lạm phát lan ra toàn cầu buộc người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, hàng tồn kho tại thị trường Mỹ, Nhật, EU tăng… là những nguyên nhân khiến đơn hàng xuất khẩu của ngành thuỷ sản sụt giảm mạnh. Chỉ trong 2 tháng cuối năm, thị trường tiêu thụ thuỷ sản mới có dấu hiệu khởi sắc, kéo ngành thuỷ sản trở về lợi thế như trước nhưng điều này cũng chỉ tạm thời. Nhiều doanh nghiệp thuỷ sản đã phải tự điều chỉnh sản xuất để thích hợp với nhu cầu thị trường, vừa giảm gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp, đơn cử như Công ty cổ phần Chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu Cà Mau – Camimex, Công ty cổ phần Nam Việt, Tập đoàn thuỷ sản Minh Phú,…Bức tranh xuất khẩu thuỷ sản hạ nhiệt khó khăn vào 2 tháng cuối năm 2023, nhưng các chuyên gia ngành thuỷ sản đánh giá đây chỉ là bước chững tạm thời.

    Trong khi đó, bà Vương Thị Oanh, đại diện Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) nhìn nhận, mặc dù ngành thuỷ sản có dấu hiệu khởi sắc nhưng còn nhiều khó khăn và những khó khăn này dự kiến kéo dài sang cả năm 2024. Cụ thể, Trung Quốc, Mỹ, châu Âu, Nhật Bản là những thị trường được kì vọng sau sự khởi sắc của ngành thuỷ sản những tháng cuối năm 2023. Bởi giao điểm cuối năm 2023, bước sang 2024 là thời điểm người tiêu dùng tại thị trường này chuẩn bị thực phẩm cho các lễ hội, tồn kho của nhà nhập khẩu xuống thấp. Việt Nam sẽ tiếp tục là nhà cung cấp tiềm năng cho các thị trường trên. Tuy nhiên, cạnh tranh vẫn sẽ gia tăng với các quốc gia như Thái Lan, Indonesia và Trung Quốc cho sản phẩm chế biến và với Ecuador cho sản phẩm thường.

    Đặc biệt từ trước đến nay, thuỷ sản Việt Nam có thế mạnh cạnh tranh bằng các dòng sản phẩm chế biến sâu. Điều này đã giúp tạo ra sản phẩm xuất khẩu có giá trị cao, giá thành tốt, khắc phục hạn chế về chi phí sản xuất và vận chuyển. Việt Nam đã dần khẳng định được vị thế với sản phẩm được ưa chuộng tại các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Anh… và duy trì tốt thị phần tại những thị trường cạnh tranh cao như Mỹ và các nước châu Âu.

    Thị trường nào tiềm năng?

    Theo Vietnam+, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho hay năm 2023, cơ cấu thị trường đã thay đổi. Xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng chiếm tỷ trọng lên tới 23%, còn tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ giảm so với các năm trước.

    Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất trong năm 2023 với giá trị xuất khẩu đạt trên 12,2 tỷ USD, chiếm 23% tổng giá trị xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản năm 2023 và là thị trường còn nhiều tiềm năng, lợi thế lớn. Tiếp đến là thị trường Hoa kỳ với giá trị xuất khẩu là 10,9 tỷ USD, chiếm 21%, Nhật Bản 3,9 tỷ USD chiếm 7,3%, châu Âu và các thị trường khác 21,7 tỷ chiếm 41%…

    Trong năm 2023, chúng ta xoay trục rất nhanh, linh hoạt trong điều hành và sản xuất. Trong lúc xuất khẩu thuỷ sản, lâm nghiệp sụt giảm, chúng ta đẩy mạnh xuất khẩu rau quả, gạo và các loại nông sản khác góp phần vào kết quả xuất khẩu cả năm 53,1 tỷ USD của toàn ngành.

    Những tín hiệu xuất khẩu tốt của một số ngành hàng trong năm 2023 sẽ tạo tiền đề để năm 2024 ngành Nông nghiệp tăng tốc trong xuất khẩu. Tới đây, kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ còn tăng cao khi chúng ta ký thêm Nghị định thư xuất khẩu một số sản phẩm sang thị trường này.

    Xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc sẽ được cải thiện do nguồn hàng tồn kho cạn dần và tiêu dùng được cải thiện khi nền kinh tế Trung Quốc hồi phục trở lại.

    Việc quay trở lại thị trường Mỹ với mức thuế chống bán phá giá 0% sẽ là lợi thế đáng kể cho ANV khi nhu cầu thị trường Mỹ tăng trưởng trở lại. Trong 5 tháng cuối năm 2023, thị trường Mỹ mang về 1.9 triệu USD, tương ứng với 1.4% cơ cấu xuất khẩu của công ty, dự kiến doanh thu từ thị trường Mỹ sẽ đóng góp đáng kể vào doanh thu của Nam Việt trong năm 2024.

    Về rủi ro, trước thực trạng nhu cầu thế giới suy yếu, xuất khẩu thủy sản của Trung Quốc cũng đã chịu tác động tiêu cực. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc đã tập trung vào thị trường nội địa, làm giảm nhu cầu nhập khẩu vào nước này. Giá bán tại thị trường Trung Quốc có thể tăng chậm.

    Dự báo năm 2024, xuất khẩu nhóm ngành hàng lúa gạo, rau quả, cà phê và mặt hàng khác vẫn có nhiều thuận lợi. Với mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt trên 54 tỷ USD, chủ động tận dụng các cơ hội thị trường, chuyển đổi ngành theo hướng nông nghiệp bền vững, minh bạch và có trách nhiệm là những việc cần làm trong năm tới.

    Xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD

    Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, thặng dư thương mại toàn ngành đạt trên 11 tỷ USD, mức cao nhất trong những năm gần đây.

    Theo báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, trong báo cáo những điểm sáng, thành tích nổi bật phát triển ngành nông nghiệp, nông thôn năm 2023; nhiệm vụ, giải pháp phát triển năm 2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho hay, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là về thị trường xuất khẩu lâm sản và thủy sản, tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp ước đạt 3,83%, cao nhất trong nhiều năm gần đây.

    Thời gian qua, Nông nghiệp tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng, là trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, các cân đối lớn của nền kinh tế và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô (sản lượng lúa đạt 43,4 triệu tấn, tăng 1,7% so với năm 2022, sản lượng thịt hơi các loại đạt 7,6 triệu tấn, tăng 3,5%; sản lượng thủy sản 9,3 triệu tấn, tăng 2,9%).

    Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt trên 53 tỷ USD, thặng dư thương mại toàn ngành đạt trên 11 tỷ USD (mức cao nhất trong những năm gần đây và chiếm trên 42,5% xuất siêu cả nước). Trong đó một số mặt hàng xuất khẩu tăng cao kỷ lục như: hàng rau quả tăng trên 70% và gạo tăng trên 36%, gạo ST25 lần thứ 2 đạt giải quán quân, ngon nhất thế giới.

    Ngoài ra, năm 2023, có 7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 66% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

    Trúc Chi (t/h)

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU