noel giáng sinh vui vẻ
Thứ hai, Tháng mười một 25, 2024
spot_img
More
    Trang chủThị trườngKinh tế vĩ môXuất khẩu gạo đang rất “sáng”, năm nay có thể đạt trên...

    Xuất khẩu gạo đang rất “sáng”, năm nay có thể đạt trên 7,5 triệu tấn

    Tình hình thương mại gạo thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, trong khi đó giá lúa gạo trong nước “bật tăng” sau chuỗi ngày đi ngang.

    Giá lúa gạo bật tăng sau chuỗi ngày đi ngang

    Giá lúa gạo ngày 23/9 tại thị trường trong nước xu hướng ổn định với mặt hàng lúa và tăng từ 100-200 đồng đối với gạo, phụ phẩm.

    Theo cập nhật của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, giá lúa IR 504 dao động quanh mốc 7.600 – 7.800 đồng/kg; OM 5451 ở mức 7.700 – 7.800 đồng/kg; lúa đài thơm 8 dao động quanh mốc 8.000 – 8.100 đồng/kg; lúa OM 18 ở mức 8.000 – 8.200 đồng/kg; nàng hoa 9 giá 8.200 – 8.400 đồng/kg; lúa Nhật 7.800 – 8.000 đồng/kg.

    Tương tự giá nếp khô Long An duy trì ở mức 9.200 – 9.300 đồng/kg; nếp khô An Giang dao động 9.100 – 9.200 đồng/kg.

    Tương tự, giá phụ phẩm cũng có xu hướng tăng 100 đồng. Theo đó, giá tấm IR 504 tăng 100 đồng, lên mức 11.800-11.900 đồng/kg; giá cám khô dao động 6.400 – 6.600 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg.

    Ghi nhận tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, thị trường lúa Thu Đông giao dịch sôi động hơn. Tại An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp giá lúa gạo dứt đà giảm và đi ngang.

    Trong khi đó, tại các chợ lẻ, giá gạo tẻ thường ở mức 12.000 – 14.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng 16.000 đồng/kg; gạo nàng nhen 23.000 đồng/kg; gạo thơm thái hạt dài 18.000 – 20.000 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 15.500 – 17.000 đồng/kg; gạo Hương Lài 19.500 đồng/kg; gạo nàng hoa 19.000 đồng/kg; gạo sóc thường 16.000 – 17.000 đồng/kg; gạo sóc thái 18.500 đồng/kg; gạo thơm Đài Loan 21.000 đồng/kg; gạo Nhật 22.000 đồng/kg.

    Kinh tế vĩ mô - Xuất khẩu gạo đang rất “sáng”, năm nay có thể đạt trên 7,5 triệu tấn

    Ảnh minh họa.

    Sản lượng lúa dự kiến cả năm đạt trên 43 triệu tấn

    Báo Công Thương dẫn nguồn số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 8/2023, xuất khẩu gạo của nước ta đạt 921.443 tấn với kim ngạch hơn 546 triệu USD, tăng 39,5% về lượng và tăng 50,75 về trị giá so với tháng 7/2023.

    Tính chung trong 8 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt hơn 5,8 triệu tấn, thu về hơn 3,1 tỷ USD, tăng 21,4% về lượng và tăng 35,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022, là mặt hàng ghi nhận tăng trưởng đứng thứ 2 về sản lượng trong 8 tháng đầu năm.

    Giá trung bình xuất khẩu gạo của nước ta trong 8 tháng qua tăng 11,8% so với cùng kỳ.

    Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu hôm nay (23/9) bật tăng trở lại sau nhiều phiên đi ngang. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo xuất khẩu loại 5% tấm của Việt Nam đã điều chỉnh tăng nhẹ 5 USD/tấn, lên mức 618-622 USD/tấn trong phiên giao dịch ngày 19/9 vừa qua. Riêng giá gạo loại 25% tấm vẫn giữ ổn định ở mức 603-607 USD/tấn.

    Theo các doanh nghiệp xuất khẩu, giá gạo hiện nay đang có xu hướng chững lại sau động thái của một số nước nhập khẩu nhằm kiềm chế lạm phát (như Philippines áp giá trần gạo nội địa, mặc dù chính sách này sau đó đã được dỡ bỏ), tập trung vào chính sách phát triển sản xuất trong nước để tăng cường dự trữ, tồn kho và tìm kiếm các nguồn cung cấp lương thực thay thế cho gạo (ngô, lúa mỳ).

    Tuy nhiên, nhìn chung, giá gạo xuất khẩu từ nay đến cuối năm vẫn sẽ duy trì ở mức cao do nhu cầu nhập khẩu gạo của các thị trường tiêu thụ lớn vẫn còn (Philipines, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và châu Phi) trong khi nguồn cung gạo từ các quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới như Ấn Độ, Pakistan còn hạn chế.

    Việt Nam có thể xuất khẩu 7,5 triệu tấn gạo

    Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự tính, với sản lượng lúa dự kiến cả năm đạt trên 43 triệu tấn, ngoài đảm bảo an ninh lương thực trong nước, chế biến, làm giống, chăn nuôi, Việt Nam có thể xuất khẩu trên 7,5 triệu tấn gạo trong năm 2023.

    Trong khi đó, Hiệp hội Lương thực Việt Nam nhìn nhận, nhu cầu của thị trường thế giới đối với gạo Việt Nam tăng thêm ít nhất hơn 1 triệu tấn trong năm 2023, so với mức trung bình các năm. Vì vậy, tình hình thị trường từ nay đến cuối năm vẫn rất khả quan.

    Để đẩy mạnh xuất khẩu gạo, Bộ Công Thương nhấn mạnh các nhiệm vụ chính cần các Bộ, ngành, địa phương, Hiệp hội và thương nhân tích cực phối hợp để đảm bảo tiêu thụ lúa, gạo hàng hóa với giá có lợi cho người nông dân; duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu theo quy định; cân đối xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Từ đó, góp phần bình ổn giá trong nước và tạo thuận lợi giao thương, bảo đảm xuất khẩu có hiệu quả.

    Trúc Chi (t/h)

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU