Giá cà phê trong nước ngày 21/2 tăng khoảng 500 – 600 đồng/kg
Giá cà phê ngày 21/2, giá cà phê trong nước duy trì mức tăng so với phiên giao dịch trước đó; tăng khoảng 500 – 600 đồng/kg. Hiện giá trung bình là 81.800 đồng/kg tại các tỉnh Tây Nguyên. Trong khi đó, tại thị trường thế giới, giá cà phê đồng loạt giảm trên cả 2 sàn giao dịch quốc tế.
Giá cà phê trong nước sáng 21/2 duy trì mứctăng so với phiên giao dịch trước đó; tăng khoảng 500 – 600 đồng/kg. Hiện giá trung bình là 81.800 đồng/kg tại các tỉnh Tây Nguyên, giá mua cao nhấttại tỉnh Đắk Nông là 82.100 đồng/kg.
Cụ thể, giá cà phê thu mua tại tỉnh Gia Lai, tỉnh Kon Tum ở mức giá khá cao với 81.900 đồng/kg; Tại tỉnh Đắk Nông cà phê được thu mua với giá caonhất 82.100 đồng/kg.
Giá cà phê nhân xô (cà phê nhân, cà phê nhân tươi) tại tỉnh Lâm Đồng ở các huyện như Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà, cà phê được thu mua với giá 81.300 đồng/kg.
Giá cà phê tại tỉnh Đắk Lắk; ở huyện CưM’gar cà phê được thu mua ở mức 81.900 đồng/kg, còn tại huyện Ea H’leo, thị xã Buôn Hồ được thumua cùng mức 82.000 đồng/kg, theo VOV.
Tại thị trường thế giới đầu giờ sáng 21/2, giá cà phê đồng loạt giảm trên cả 2 sàn giao dịch quốc tế. Cụ thể sàn giao dịch London, giá cà phê Robusta dao động ở mức 3.224 – 3.280 USD/tấn. Cụ thể, giá cà phê Robusta hợp đồng kỳ hạn giao tháng3/2024 trên sàn London ở mức 3.248 USD/tấn, giảm 0,98%, tương đương giảm 32 USD/tấn so cuối phiên liền trước.
Trong khi đó, giá cà phê Arabica tiếp tục tăng, cụ thể trên sàn New York kỳ hạn giao tháng 3/2024
Áp lực kép lên giá cà phê thế giới
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), khép lại phiên giao dịch 20/2, giá Arabica đánh mất 0,24% và giá Robusta quay đầu giảm gần 1%, sau ba phiên tăng liên tiếp trước đó. Số liệu xuất khẩu tích cực từ quốc gia cung ứng cà phê lớn nhất thế giới, kết hợp với sự hồi phục của dữ liệu tồn kho đã tạo áp lực kép lên giá cà phê.
Trên sàn ICE Futures Europe, giá cà phê Robusta giao tháng 3/2024 giảm 32 USD/tấn (giảm 0,98%), xuống mức 3.248 USD/tấn; kỳ hạn giao tháng 5 giảm 26 USD/tấn (giảm 0,82%), xuống mức 3.146 USD/tấn.
Đáng chú ý trên sàn ICE Futures US giá cà phê Arabica giao tháng 3/2024 tăng 0,75 cent/lb (tăng 0,39%), lên mức 191,60 cent/lb; nhưng hợp đồng giao tháng 5/2024 lại giảm 0,45 cent/lb (giảm 0,24%), xuống mức 186,25 cent/lb.
Giá cà phê Arabica được hỗ trợ phần nào khi đồng Real của Brazil tăng lên mức cao nhất trong 2 tuần trở lại đây so với đồng USD. Điều này đã khiến nông dân Brazil hạn chế bán hàng ra do thu về ít đồng nội tệ hơn.
Theo Ban Thư ký Ngoại thương (Secex), trong ba tuần đầu tháng 2/2024, Brazil đã xuất 127.600 tấn, tăng so với 122.400 tấn trong tháng 2/2023. Số liệu xuất khẩu tiếp tục tăng trong giai đoạn này giúp hóa giải lo ngại hạn chế nguồn cung do gián đoạn vận chuyển tại cảng Santos của Brazil.
Cùng với đó, tồn kho Arabica đạt chuẩn trên Sở ICE-US tiếp đà hồi phục khi tăng 4.800 bao trong phiên 16/2, nâng tổng lượng cà phê đã qua chứng nhận tại Sở lên trên 307.200 bao.
Tại thị trường trong nước, các doanh nghiệp thu mua cà phê liên tục tăng giá chào mua cà phê nhân xô nguyên liệu, đã khiến giá cà phê nhân xô tại các vườn trồng ở Tây Nguyên mỗi ngày lập một đỉnh giá mới. Cụ thể, giá cà phê nhân xô ở ngưỡng 60.000 đồng/kg vào đầu tháng 12/2023, đã lên mốc kỷ lục 70.000 đồng/kg vào đầu tháng 1/2024, lập mốc lịch sử 80.000 đồng/kg vào ngày 15/2/2024. Đến sáng 21/2/2024, cà phê nhân xô tại Tây Nguyên được các doanh nghiệp thu mua với giá 81.300 tăng 1.000 so với ngày 19/2/2024.
Như vậy so với cách đây một năm, giá cà phê nội địa tính hiện đã cao hơn gấp đôi so với mức giá 39.000 đồng/kg của tháng 2/2023. Hơn thế, giá cà phê Robusta trên thị trường thế giới cũng tăng khoảng 80% so với thời điểm giá đạt 1.900 USD/tấn vào đầu năm trước.
Kỳ vọng giá cà phê nửa đầu năm 2024 tiếp tục neo ở mức cao
Năm 2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 1,61 triệu tấn, giảm 9,6% so với năm 2022. Tuy nhiên, do giá xuất khẩu tăng mạnh, nên kim ngạch vẫn tăng 3,1%, lên mức cao kỷ lục mới là 4,18 tỷ USD. Giá cà phê xuất khẩu bình quân năm 2023 đạt 2.604 USD/tấn, tăng 14,1% so với năm 2022.
Trao đổi với Công Thương ông Nguyễn Đức Dũng, Phó Tổng giám đốc Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) nhận định: Năm vừa qua, ngành cà phê Việt Nam đã tận dụng tốt lợi thế về giá để viết tiếp lịch sử kim ngạch xuất khẩu năm thứ hai, đã giúp cà phê là một trong số ít mặt hàng đóng góp tích cực vào giá trị xuất khẩu của cả nước trong năm 2023.
Thời gian qua, tình trạng thiếu hụt nguồn cung cùng căng thẳng trên Biển Đỏ sẽ tạo động lực rất lớn cho giá cà phê trong năm 2024. Giá Robusta trên thị trường thế giới nói chung và giá cà phê Việt Nam nói riêng vẫn còn dư địa để duy trì mức giá cao, ít nhất là trong nửa đầu năm 2024.
Trong khi đó, Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA) ước tính sản lượng cà phê niên vụ 2023/24 của Việt Nam tiếp tục giảm thêm 10% so với vụ trước. Cùng với đó, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lượng tại hai quốc gia cung ứng lớn khác là Brazil và Indonesia cũng giảm lần lượt 6,2% và 8% so với niên vụ 2022/23.
Bên cạnh lợi thế về giá, khả năng làm chủ thị trường xuất khẩu cà phê, đặc biệt là Robusta trong những tháng đầu năm 2024 sẽ đưa đến ưu thế kép trong quá trình gia tăng giá trị xuất khẩu. Indonesia dự kiến vẫn thu hẹp hoạt động xuất khẩu, đồng thời dư lượng cho cung ứng cà phê trong nửa đầu năm 2024 của Brazil giảm dần sau khi ồ ạt bán hàng trong nửa cuối năm 2023. Trong khi đó, cà phê của Việt Nam đang ở thời điểm dồi dào nguồn cung nhất trong năm khi hoạt động thu hoạch dự kiến kết thúc vào khoảng cuối tháng 1/2024.
Kỳ vọng giá cà phê nửa đầu năm 2024 tiếp tục neo ở mức cao, là một bước đệm tương đối tốt cho mục tiêu giá trị xuất khẩu cà phê vượt 4 tỷ USD năm thứ ba liên tiếp, có thể kỳ vọng vào mốc kim ngạch 4,5-5 tỷ USD.
Trúc Chi (t/h)
Link bài gốc: https://www.nguoiduatin.vn/xuat-khau-ca-phe-thang-dau-nam-tang-manh-a650584.html