noel giáng sinh vui vẻ
Thứ bảy, Tháng mười một 23, 2024
spot_img
More
    Trang chủThị trườngDoanh nghiệpVinaconex có nợ phải trả lên đến 20.006 tỷ đồng

    Vinaconex có nợ phải trả lên đến 20.006 tỷ đồng

    Đến ngày 30/9/2023, AKJ vẫn đứng đầu danh mục nợ xấu của Vinaconex với giá gốc hơn 368 tỷ đồng, đây là khoản đầu tư “mất trắng” khi giá trị thu hồi bằng 0.

    Theo báo cáo tài chính quý III/2023 của Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex – HoSE: VCG), tính đến ngày 30/9/2023, quy mô tài sản của doanh nghiệp ở mức 30.032 tỷ đồng, thu hẹp 6% so với đầu năm.

    Chiếm tỉ trọng lớn nhất cơ cấu tài sản là các khoản phải thu ngắn hạn với 7.852 tỷ đồng. Trong đó, có 2.290 tỷ đồng phải thu ngắn hạn của khách hàng.

    Đáng chú ý, Vinaconex phải thu ngắn hạn của Công ty Liên doanh TNHH Phát triển Đô thị mới AKJ (AKJ) 241,9 tỷ đồng, trong khi đó doanh nghiệp này đứng đầu danh mục nợ xấu của Vinaconex với giá gốc hơn 368 tỷ đồng, đây là khoản đầu tư “mất trắng” khi giá trị thu hồi bằng 0. Ngoài ra doanh nghiệp cũng còn 612,5 tỷ đồng nợ xấu từ các doanh nghiệp và đối tượng khác.

    Hồ sơ doanh nghiệp - Vinaconex có nợ phải trả lên đến 20.006 tỷ đồng

    Hiện trạng Khu đô thị mới BAK.

    Công ty Liên doanh TNHH Phát triển Đô thị mới AK do Vinaconex và Posco E&C góp vốn theo tỉ lệ 50:50 với mục đích đầu Dư dự án Khu đô thị mới BAK có quy mô khoảng 264,4 ha nằm trên các xã An Khánh, Song Phương, Lại Yên và Vân Canh thuộc huyện Hoài Đức, Hà Nội.

    Theo thông tin gửi đến Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), tính đến 31/12/2022, tổng tài sản của AKJ đạt 31.930 tỷ đồng – xấp xỉ tổng tài sản của Vinaconex là 31.999 tỷ đồng cùng thời điểm. Thế nhưng, trong đó có đến 28.382 tỷ đồng nợ phải trả, cao gấp 8 lần vốn chủ sở hữu (3.548 tỷ đồng).

    Quay trở lại với Vinaconex, đến cuối quý III, nợ phải trả của doanh nghiệp ở mức 20.006 tỷ đồng, giảm 2.062 tỷ đồng so với hồi đầu năm. Vay nợ tài chính của doanh nghiệp ghi nhận 11.624 tỷ đồng, giảm 14% so với đầu năm. Trong đó, có hơn 8.555 tỷ đồng vay ngân hàng và 1.116,6 tỷ đồng vay ngân hàng dài hạn đến hạn trả.

    Vốn chủ sở hữu của Vinaconex ở mức 10.025 tỷ đồng, tăng nhẹ so với đầu năm. Trong đó có hơn 5.344 tỷ đồng vốn cổ phần và 1.429 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

    Như vậy, tính đến cuối quý III, nợ phải trả của Vinaconex đang cao gấp đôi vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

    Về tình hình kinh doanh, theo báo cáo tài chính quý II/2023 vừa công bố, Vinaconex ghi nhận 2.381 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 25% so với cùng kỳ.

    Giá vốn hàng bán chiếm 97% tổng doanh thu nên lãi gộp giảm từ 285 tỷ đồng cùng kỳ xuống 63,2 tỷ đồng ở kỳ này. Trong quý, doanh thu hoạt động tài chính của doanh nghiệp giảm 58% xuống 44,6 tỷ đồng. Cùng với đó, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng gấp 4,6 lần lên 232,8 tỷ đồng.

    Cấn trừ đi các chi phí, Vinaconex thu về gần 24,5 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, “bốc hơi” 89% so với con số 249,3 tỷ đồng đạt được cùng kỳ.

    Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2023, Vinaconex ghi nhận 8.915,3 tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ, phần tăng chủ yếu đến từ hoạt động kinh doanh bất động sản tăng gấp 3,5 lần lên 1.938 tỷ đồng.

    Tuy nhiên, giá vốn hàng bán chiếm 90% doanh thu thuần với 8.039 tỷ đồng, chủ yếu đến từ hoạt động xây lắp gần 5.267,5 tỷ đồng và 1.498 tỷ đồng giá vốn kinh doanh bất động sản.

    Bên cạnh đó, doanh thu tài chính giảm 77% xuống gần 235 tỷ đồng do trong kỳ không ghi nhận lãi đánh giá lại giá trị hợp lý của khoản mục đầu tư tại Vinaconex ITC, trong khi cùng kỳ phát sinh gần 663 tỷ đồng.

    Kết quả, Vinaconex ghi nhận lợi nhuận sau thuế gần 204 tỷ đồng, lao dốc 79% so với hơn 969 tỷ đồng đạt được cùng kỳ. So với kế hoạch đem về 860 tỷ đồng lợi nhuận, sau 9 tháng đầu năm doanh nghiệp mới hoàn thành 23,7% chỉ tiêu.

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU