noel giáng sinh vui vẻ
Thứ hai, Tháng mười một 25, 2024
spot_img
More
    Trang chủĐời sống - Xã hộiQuan điểmVì sao Thường vụ Quốc hội không thanh tra toàn diện Vietnam...

    Vì sao Thường vụ Quốc hội không thanh tra toàn diện Vietnam Airlines?

    Có ý kiến đề nghị tiến hành thanh tra toàn diện hoạt động kinh doanh của Vietnam Airlines, bảo đảm minh bạch kết quả hoạt động kinh doanh, dịch vụ.

    Chiều 24/6, với 475/478 đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

    Tại kỳ họp, Quốc hội đã tiến hành chất vấn 4 Bộ trưởng, gồm Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ, Bộ trưởng Bộ Giao thông – Vận tải và Bộ trưởng – Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.

    Với lĩnh vực giao thông vận tải, Quốc hội yêu cầu Bộ Giao thông vận tải cải cách thủ tục hành chính, đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án, nhất là các dự án trọng điểm.

    Đánh giá tổng thể và nghiên cứu đầu tư, nâng cấp các tuyến đường cao tốc đã được đầu tư theo quy mô phân kỳ (2 làn xe hoặc 4 làn xe, không có làn dừng xe khẩn cấp) thành đường ô tô cao tốc phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế.

    Đặc biệt, trong năm 2023, đề xuất các giải pháp cụ thể, khả thi xử lý dứt điểm vướng mắc, bất cập đối với một số dự án BOT.

    Đến năm 2025, phấn đấu cả nước có khoảng 3.000 km đường cao tốc và cơ bản thông tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông; trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam.

    Trong năm 2023, thực hiện tách chức năng quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực đăng kiểm; đẩy mạnh xã hội hóa trong cung ứng dịch vụ đăng kiểm.

    Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giám sát hoạt động kiểm định tại các đơn vị đăng kiểm, bảo đảm đồng bộ, công khai, minh bạch. Xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức có sai phạm trong hoạt động đăng kiểm; khẩn trương khắc phục khó khăn, vướng mắc, đưa hoạt động đăng kiểm trở lại bình thường, đáp ứng đầy đủ nhu cầu, thuận tiện cho người dân, doanh nghiệp

    Báo cáo tiếp thu giải trình trước khi đại biểu bấm nút, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, có ý kiến đề nghị bổ sung giải pháp để giảm chi phí quản lý, giảm giá vé, kiểm soát chặt chẽ hoạt động của Vietnam Airlines. Đồng thời, đề nghị tiến hành thanh tra toàn diện hoạt động kinh doanh của Vietnam Airlines, bảo đảm minh bạch kết quả hoạt động kinh doanh, dịch vụ.

    Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho rằng các nội dung này không thuộc nhóm vấn đề chất vấn tại Kỳ họp thứ năm. Tại phiên chất vấn, các đại biểu Quốc hội cũng không đặt ra các vấn đề liên quan tới Vietnam Airlines, nên không bổ sung nội dung trên trong dự thảo Nghị quyết.

    Với một số đề xuất liên quan đến điều chỉnh giá dịch vụ đăng kiểm, bảo đảm tính cạnh tranh lành mạnh và phù hợp với quy luật thị trường do giá dịch vụ đăng kiểm đã được quy định cụ thể trong dự thảo Luật Giá trình Quốc hội thông qua ngày 1/6. UBTVQH cho biết sẽ tiếp thu, không quy định nội dung về điều chỉnh giá dịch vụ đăng kiểm.

    Đối thoại - Vì sao Thường vụ Quốc hội không thanh tra toàn diện Vietnam Airlines?

    Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường.

    Với lĩnh vực lao động, Nghị quyết yêu cầu Bộ Lao động, thương binh và xã hội, hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo đảm mở rộng, khuyến khích người lao động, người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội, hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân.

    Trong đó, khắc phục hiệu quả tình trạng chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội và các hành vi gian lận, trục lợi khác, hạn chế tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Bảo đảm công tác quản lý, đầu tư Quỹ Bảo hiểm xã hội an toàn, bền vững và hiệu quả.

    Đến năm 2025, phấn đấu đạt khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội; khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

    Đồng thời, trong năm 2023, chỉ đạo rà soát, thống kê đầy đủ, giải quyết dứt điểm vướng mắc đối với số chủ hộ kinh doanh cá thể đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, các trường hợp thu, chi bảo hiểm xã hội không đúng quy định, bảo đảm quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội;

    Chủ động rà soát để kịp thời phát hiện, đề xuất giải pháp xử lý, giải quyết các trường hợp phát sinh khác chưa được pháp luật về bảo hiểm xã hội quy định.

    Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.

    Đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ, yêu cầu từ Quốc hội là hoàn thiện cơ chế đối tác công – tư, tạo hành lang pháp lý cho các quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư cộng đồng và các nền tảng công nghệ số để huy động vốn đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

    Xây dựng cơ chế phù hợp khuyến khích nhà khoa học tại các viện nghiên cứu, trường đại học, tổ chức khoa học và công nghệ công lập dành thời gian nghiên cứu, làm việc tại doanh nghiệp, cũng là nội dung được thể hiện tại Nghị quyết.

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU