Dự kiến sẽ loại bỏ các phương thức không phù hợp
Ngày 30/11, Bộ GD&ĐT tổ chức cuộc họp giao ban quý IV về công tác tuyển sinh và đào tạo khối đại học và cao đẳng sư phạm. Đáng chú ý trong báo cáo của Bộ GD&ĐT là dự kiến phương hướng công tác tuyển sinh năm 2023 và từ năm 2025 khi có thí sinh tốt nghiệp chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, công tác tuyển sinh năm 2023 và các năm tiếp theo về cơ bản sẽ giữ ổn định như năm 2022. Đồng thời tăng cường một số giải pháp về mặt kỹ thuật nhằm hỗ trợ tốt hơn cho công tác tuyển sinh của các cơ sở đào tạo và hỗ trợ tốt hơn cho thí sinh trong quá trình xét tuyển.
Bộ GD&ĐT tiếp tục chỉ đạo và thực hiện nâng cấp và bổ sung thêm chức năng cần thiết khác của phần mềm, nâng cấp đường truyền hệ thống, tăng cường các giải pháp để kiểm tra các thông tin thí sinh nhập lên hệ thống nhằm giảm thiểu sai sót, nhầm lẫn.
Đồng thời, Bộ GD&ĐT chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở đào tạo rà soát các phương thức xét tuyển hiệu quả, loại bỏ (không sử dụng) các phương thức không phù hợp, không hiệu quả, không đủ cơ sở khoa học, có thể gây nhiễu hệ thống cũng như khó khăn, vướng mắc cho thí sinh.
Ngoài ra, Bộ GD&ĐT sẽ rà soát, cân nhắc để hoàn thiện quy trình tuyển sinh, kế hoạch tuyển sinh trong đó có thể xem xét không thực hiện việc xét tuyển sớm như năm 2022 (trừ các trường đặc thù), mà tất cả phương thức xét tuyển được tổ chức cùng thời điểm với đợt xét tuyển căn cứ kết quả thi tốt nghiệp THPT-tuyển sinh đợt 1, rút ngắn thời gian tuyển sinh đợt 1.
Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học hoàn thiện đề án tuyển sinh năm 2023, lưu ý hoàn thiện các phương thức tuyển sinh, thực hiện đúng Quy chế tuyển sinh hiện hành; tránh làm cho các phương thức tuyển sinh trở nên phức tạp, rắc rối đối với thí sinh.
Đặc biệt, Bộ GD&ĐT lưu ý về định hướng công tác tuyển sinh cho năm 2025 trở đi, khi có thí sinh bắt đầu tốt nghiệp Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Công tác tuyển sinh năm 2023 về cơ bản sẽ giữ ổn định
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, năm 2022, có 20 phương thức tuyển sinh đại học, trong đó có 2 phương thức chiếm tỉ lệ cao nhập học/chỉ tiêu và tỉ lệ nhập học theo các phương thức. Đó là phương thức thi tốt nghiệp và xét học bạ.
Các phương thức xét tuyển trên, Bộ GD&ĐT cũng đánh giá, công tác tuyển sinh vẫn còn một số hạn chế như thí sinh chọn nhầm phương thức xét tuyển; khó khăn trong truy nhập hệ thống thanh toán lệ phí trực tuyến. Một số cơ sở đào tạo đưa ra quá nhiều phương thức xét tuyển; gần 100.000 thí sinh trúng tuyển nhưng không nhập học; một số cơ sở đào tạo xét tuyển bổ sung nhưng không báo cáo kết quả lên Hệ thống theo quy định. Khó khăn trong tuyển sinh của một số ngành đào tạo; một số cơ sở đào tạo xét tuyển sớm chưa hiệu quả; thí sinh phải đăng ký xét tuyển nhập học trên cả hệ thống chung và tại cơ sở đào tạo; giải quyết các vấn đề phát sinh trong xét tuyển ở một số nơi còn chưa kịp thời gây bức xúc cho thí sinh và xã hội.
Bộ GD&ĐT cho biết, công tác tuyển sinh năm 2023 và các năm tiếp theo về cơ bản sẽ giữ ổn định như năm 2022, đồng thời tăng cường một số giải pháp về mặt kỹ thuật nhằm hỗ trợ tốt hơn cho công tác tuyển sinh của các cơ sở đào tạo và hỗ trợ tốt hơn cho các thí sinh trong quá trình xét tuyển.
Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT tiếp tục chỉ đạo và thực hiện nâng cấp và bổ sung thêm chức năng cần thiết khác của phần mềm, nâng cấp đường truyền Hệ thống, tăng cường các giải pháp để kiểm tra các thông tin thí sinh nhập lên hệ thống nhằm giảm thiểu sai sót, nhầm lẫn.
Chuẩn bị cho kỳ tuyển sinh tới, Bộ GD&ĐT chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở đào tạo rà soát các phương thức xét tuyển hiệu quả, loại bỏ (không sử dụng) các phương thức không phù hợp, không hiệu quả, không đủ cơ sở khoa học, có thể gây nhiễu Hệ thống cũng như khó khăn, vướng mắc cho thí sinh.
Ngoài ra, Bộ GD&ĐT rà soát, cân nhắc để hoàn thiện quy trình tuyển sinh, kế hoạch tuyển sinh, trong đó có thể xem xét không thực hiện việc xét tuyển sớm như năm 2022 (trừ các trường đặc thù), mà tất cả các phương thức xét tuyển được tổ chức cùng thời điểm với đợt xét tuyển căn cứ kết quả thi tốt nghiệp THPT – tuyển sinh đợt 1, rút ngắn thời gian tuyển sinh đợt 1.
Bộ GD&ĐT cũng chỉ đạo các trường sớm hoàn thiện Đề án tuyển sinh năm 2023; lưu ý hoàn thiện các phương thức tuyển sinh, thực hiện đúng Quy chế tuyển sinh hiện hành; tránh làm cho các phương thức tuyển sinh trở nên phức tạp, rắc rối đối với thí sinh; định hướng công tác tuyển sinh cho năm 2025 trở đi, khi có thí sinh bắt đầu tốt nghiệp Chương trình GDPT 2018.
Cần sớm tăng cường giải pháp hỗ trợ tuyển sinh
Kỳ tuyển sinh đại học 2023, muốn thu hút tuyển sinh đòi hỏi các cơ sở đào tạo phải nỗ lực đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo và dịch vụ hỗ trợ người học, đổi mới chương trình, phương pháp đào tạo; giúp toàn hệ thống giáo dục đại học loại bỏ những cơ sở đào tạo, ngành đào tạo yếu kém.
Để đảm bảo an toàn trong khâu tuyển sinh, thời gian tới, Bộ GD&ĐT tiếp tục hoàn thiện quy định về danh mục ngành, mở ngành và xác định chỉ tiêu tuyển sinh, tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở đào tạo về thẩm quyền, điều kiện khi mở ngành, xác định chỉ tiêu tuyển sinh, nhất là về điều kiện bảo đảm chất lượng; xử lý nghiêm các cơ sở đào tạo tuyển sinh vượt năng lực, vượt số lượng theo quy định về xác định chỉ tiêu tuyển sinh.
Bộ hoàn thiện quy chế tuyển sinh, các phương thức tuyển sinh và hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung cho toàn hệ thống, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; tăng cường các hoạt động định hướng nghề nghiệp, tư vấn ngành nghề, tư vấn tuyển sinh cho học sinh phổ thông, đặc biệt, chú trọng truyền thông về cơ hội việc làm và triển vọng phát triển nghề nghiệp đối với những ngành nghề khó tuyển sinh nhưng thiết yếu đối với sự phát triển của đất nước.
Trúc Chi (theo Sức khỏe & Đời sống, Thanh Niên)
Link bài gốc: https://www.nguoiduatin.vn/tuyen-sinh-dai-hoc-2023-se-loai-bo-cac-phuong-thuc-khong-phu-hop-a583297.html