noel giáng sinh vui vẻ
Chủ Nhật, Tháng Bảy 7, 2024
spot_img
More
    Trang chủĐời sống - Xã hộiQuan điểmTuyển sinh đại học 2019 - những ngành học “bị ế”?

    Tuyển sinh đại học 2019 – những ngành học “bị ế”?

    Báo điện tử Người Đưa Tin tổ chức talkshow với các khách mời: PGS.TSKH Vũ Hoàng Linh (Phó hiệu trưởng trường ĐH Khoa học tự nhiên – ĐH Quốc gia Hà Nội) & PGS.TS Trần Trung Kiên (Trưởng phòng tuyển sinh của ĐH Bách khoa Hà Nội) – về công tác tuyển sinh đại học, về những ngành học “bị ế” do có ít thí sinh thi tuyển đầu vào.

    Hai vị khách mời PGS.TSKH Vũ Hoàng Linh (Phó hiệu trưởng trường ĐH Khoa học tự nhiên – ĐH Quốc gia Hà Nội) & PGS.TS Trần Trung Kiên (Trưởng phòng tuyển sinh của ĐH Bách khoa Hà Nội) đều thông nhất chia sẻ rằng, điều quan trọng nhất trong công tác tuyển sinh là công tác định hướng tư vấn nghề nghiệp cho thí sinh và từ đó, việc lựa chọn ngành nghề học và việc nhìn nhận ngành học cũng chính xác hơn.

    Việc lực chọn ngành nghề của không ít thí sinh hiện còn phụ thuộc nhiều vào dư luận xã hội, ý kiến của gia đình, phỏng đoán về cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp – mà nhiều khi bỏ qua việc bản thân có phù hợp năng lực, đam mê, sở thích với cái ngành nghề đó hay không?  Vì đây là một bài toán tối ưu mục tiêu vừa là chọn một ngành nghề phù hợp với đam mê, sở thích, khả năng và cũng có cơ hội việc làm, cơ hội thăng tiến tốt sau khi tốt nghiệp.

    Mỗi ngành sẽ có những cái khó riêng và các thí sinh cũng nên xác định đã đi học thì sẽ không có ngành nào dễ cả. Rồi phải khó khăn, phải trải nghiệm, thì lúc ra trường chúng ta mới có được sự thành công. Các ngành kỹ thuật hay kinh tế, xã hội đều khó cả, nên quan niệm ngành dễ ngành khó là không chuẩn xác và các em thí sinh cần phải lưu ý điều đó.

    Hại vị khách mời cũng cho rằng, một số ngành – đặc biệt là các ngành mà các trường khác không đào tạo hoặc không có khả năng đào tạo, thì các trường đại học hàng đầu Việt Nam xác định vẫn phải có trách nhiệm xã hội, mặc dù có thể là chưa hiệu quả về tuyển sinh. Vì với các ngành đó nếu không đào tạo, thì số lượng kỹ sư, cử nhân ra trường cũng không đáp ứng được hết những vị trí công việc mà xã hội cần thiết. Nên có những ngành nhu cầu cao, có những ngành nhu cầu ít thì việc đào tạo vẫn phải bảo đảm.

    Nguyễn Quốc

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU