noel giáng sinh vui vẻ
Thứ bảy, Tháng mười một 23, 2024
spot_img
More
    Trang chủĐời sống - Xã hộiDân sinhTrở lại ngôi làng từng dỡ 130 ngôi nhà để đoàn xe...

    Trở lại ngôi làng từng dỡ 130 ngôi nhà để đoàn xe ra chiến trường

    Trong tình thế nguy cấp, chỉ một đêm, tất cả 88 hộ của làng K30 đã hiến trọn 130 ngôi nhà để lát đường cho đoàn xe băng ra chiến trường.

    Một ngày cuối tháng 7, chúng tôi về thăm ngôi làng di tích lịch sử K30, đúng vào dịp UBND huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh tổ chức lễ khánh thành trùng tu, tôn tạo Di tích lịch sử cấp quốc gia về ngôi làng huyền thoại này.

    Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, làng có tên là Hạ Lội (xã Tiến Lộc cũ, nay là tổ dân phố K130, thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc). Đây là nơi trọng điểm đánh phá ác liệt của đế quốc Mỹ nhằm chia cắt tuyến đường vận chuyển lương thực, thực phẩm, đạn dược cho tiền tuyến lớn miền Nam.

    Đã 55 năm trôi qua, những hình ảnh trong đêm 13/8/1968 người dân làng K30 tháo dỡ 130 ngôi nhà lát đường cho xe qua, vẫn luôn nguyên vẹn trong câu chuyện mà các bậc cao niên thường kể. Câu chuyện lịch sử với chiến tích hào hùng ấy đã là niềm tự hào tiếp sức cho lớp cháu con hôm nay trên hành trình xây dựng phát triển quê hương.

    Dân sinh - Trở lại ngôi làng từng dỡ 130 ngôi nhà để đoàn xe ra chiến trường

    Người dân làng Hạ Lội nay là Làng K130 dỡ nhà lát đường năm 1968. (Ảnh tư liệu.)

    Trong chiến tranh, làng K130 cùng với Ngã ba Đồng Lộc nằm cạnh cầu Già là điểm giao thông huyết mạch giữ hai con đường thủy – bộ. Xác định được tầm quan trọng của vị trí này nên Mỹ đã tập trung lực lượng hòng chặn đứng huyết mạch giao thông của quân và dân ta trên đường chi viện cho miền Nam.

    Theo chỉ dẫn của người dân địa phương, chúng tôi tìm đến ông Trần Đình Trọng, một trong những nhân chứng sống ngày ấy. Thời điểm năm 1968, ông nguyên Chủ tịch UBND xã Tiến Lộc cũ. Năm nay, ông Trọng bước sang tuổi 88, dù mắt đã mờ, tóc đã bạc nhưng khi nhắc đến chiến tích làng K130 ông nhớ in từng chi tiết.

    Dân sinh - Trở lại ngôi làng từng dỡ 130 ngôi nhà để đoàn xe ra chiến trường (Hình 2).

    Các đại biểu cắt băng khánh thành Nhà truyền thống K130 (Di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia Làng K130).

    Tuyến đường Quốc lộ 1A đi qua Thiên Lộc, quãng từ cầu Thượng Gia đến Cầu Già bị bom Mỹ đánh đúng tim đường, đứt hai đoạn khoảng 1.300m. Hàng ngàn chiếc xe chở vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm vào miền Nam buộc phải di tản nép vào bìa rừng, làng xóm từ Nghi Xuân, Hồng Lĩnh, Can Lộc chờ đêm đến lần lượt đi qua đường 15A. Nhưng Ngã ba Đồng Lộc cũng bị bom Mỹ đánh phá ác liệt, nhiều đoạn đường tắc nghẽn. Lệnh từ trên bằng mọi giá phải mở đường máu, cho xe thông tuyến.

    Đúng vào thời điểm ác liệt này, có một đoàn xe chở hàng đặc biệt vào chi viện khẩn cấp cho chiến trường miền Nam cần được đi ngay. Trước tình hình đó, cấp trên chỉ thị truyền xuống Ban An toàn giao thông tỉnh Hà Tĩnh là phải mở một đường tránh mới xuyên qua tim làng Hạ Lội, xã Tiến Lộc, tránh đường Quốc lộ 1A, đoạn từ cầu Cổ Ngựa đến Cầu Già.

    Ông Trọng nhớ lại, có những câu chuyện rất cảm động được nhân dân nơi đây truyền miệng, trở thành huyền thoại như: Tinh thần của bà Đinh Thị Trí, lúc đó bà đã ngoài 80 tuổi, chồng mất sớm, trong nhà không có vật gì cứng để làm đường, chỉ có 1 cỗ quan tài phòng khi về với tổ tiên, khi nghe tin làm đường cho xe qua bà đã yêu cầu mọi người dùng chính cỗ quan tài của mình để lát đường.

    Dân sinh - Trở lại ngôi làng từng dỡ 130 ngôi nhà để đoàn xe ra chiến trường (Hình 3).
    Ông Trần Đình Trọng (Nguyên Chủ tịch UBND xã Tiến Lộc ngày ấy) kể lại chiến tích ngôi làng hiến trọn 130 ngôi nhà để làm đường cho đoàn xe ra chiến trường. 

     

    “Khoảng 10h ngày 13/8/1968 thì phát lệnh tối hôm đó phải mở đường. Nhận được lệnh, cả làng Hạ Lội sẵn sàng hiến toàn bộ mọi tài sản. Người tiên phong giơ cánh tay đầu tiên để dỡ nhà làm đường là ông Lê Bá Kiểm. Rồi những ngôi nhà như, ông Thông, ông Biếm, ông Nhuần và ông Dục cũng được dỡ và dời dọn trước. chỉ trong một đêm chúng tôi đã biến làng thành đường cho xe thông tuyến”, ông Trần Đình Trọng nhớ lại.

    Nhà dời dọn đến đâu thì lực lượng công binh, bộ đội chủ lực, thanh niên xung phong làm đường đến đó. Chỉ trong vài giờ đồng hồ, tất cả 88 hộ của làng K30 đã hiến 130 ngôi nhà trong đó có 35 hộ hiến dâng 2 nhà. Ngoài ra còn có 4 nhà thờ họ, một ngôi miếu, hai kho hợp tác xã đã được dỡ xuống, để lát đường.

    Mở con đường thành công, làng K130 đã thông hàng vạn chuyến xe tiếp tế lương thực, vũ khí, đạn dược vào chiến trường miền Nam. Con đường được duy trì mãi cho đến ngày địch ngừng ném bom (năm 1972).

    Để ghi nhớ sự hy sinh to lớn của Nhân dân làng Hạ Lội, Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã đổi tên thành Làng K130. Năm 2006, Làng K130 được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Giờ đây, ngôi làng ấy là địa chỉ đỏ trong điểm đến du lịch của du khách thập phương khi về huyện Can Lộc nói riêng và tỉnh Hà Tĩnh nói chung.

    Trao đổi với PV, ông Bùi Viết Hùng, Chủ tịch UBND thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc Cho biết: “Chiến tranh đã đi qua, nhưng tinh thần của thế trận lòng dân ngày ấy vẫn còn mãi mãi. Trên nền đất cũ kỹ của 130 ngôi nhà giờ đã tươi những màu ngói mới, cùng nhiều vườn mẫu, các mô hình kinh tế điển hình của địa phương. Ngôi làng giờ còn là một địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống, ghi nhớ sự hy sinh, công sức của nhân dân đã góp phần làm nên chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước”.

    Thiện Quyền – Trung Hiếu

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU