noel giáng sinh vui vẻ
Thứ hai, Tháng mười một 25, 2024
spot_img
More
    Trang chủĐời sống - Xã hộiQuan điểmCần làm gì với trẻ em - nhóm đối tượng dễ bị...

    Cần làm gì với trẻ em – nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất do Covid?

    Trẻ em đang phải gánh chịu những ảnh hưởng nặng nề, lâu dài từ Covid-19. Do vậy bảo đảm quyền trẻ em trở thành nhiệm vụ cấp bách của tất cả các quốc gia.

    Dịch bệnh Covid 19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, những ngày qua liên tiếp ghi nhận kỷ lục số ca nhiễm mới. 

    Thực tế, những ảnh hưởng trong suốt hơn hai năm qua, đã cho thấy đây là một biến cố mang tính thế kỷ, tác động trực tiếp và lâu dài tới mọi mặt cuộc sống của mỗi con người từ thể chất, tinh thần, điều kiện sống, các mối quan hệ tới kết cấu nền kinh tế, thiết chế xã hội, thậm chí cả thể chế chính trị.

    Trẻ em – một trong số các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất đã và đang phải gánh chịu ảnh hưởng nặng nề, lâu dài từ dịch bệnh. Do vậy bảo đảm quyền trẻ em trở thành nhiệm vụ cấp bách cần sự quan tâm đặc biệt của tất cả các quốc gia, qua đó, áp dụng các biện pháp bảo đảm quyền trẻ em phù hợp là hành động cần thiết để tăng cường khả năng ứng phó của hệ thống trợ giúp xã hội, nâng cao năng lực chống chịu ở trẻ em và gia đình. 

    Trẻ em là trung tâm của giáo dục và phát triển

    Trước tiên, điều quan trọng nhất với trẻ em có lẽ là sự đảm bảo về sức khoẻ, cả thể chất lẫn tinh thần. Mùa hè năm 2021 tại các tỉnh phía Nam, có lẽ là một mùa hè đáng nhớ nhất với các em, bạn thì đón Tết Trung thu ở khu cách ly, bạn thì điều trị tại nhà, bạn thì không thể gặp ba mẹ. Nhưng các em vẫn có được một ngày 1/6 đầy đủ tình yêu thương ấm áp cho dù có phần không trọn vẹn bởi sự quan tâm của cả cộng đồng.

    Quan điểm - Cần làm gì với trẻ em - nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất do Covid?

    Hình ảnh các em nhỏ đón Tết Trung thu trong khu cách ly

    Mặt khác, nhiều gói hỗ trợ của Chính phủ, cũng như các nhà hảo tâm đã được triển khai trong giai đoạn giãn cách, phần nào giải quyết nỗi lo sinh kế của nhiều gia đình, đảm bảo an ninh lương thực và cuộc sống cho các em. Có thể kể đến các chương trình như “ATM yêu thương”, “Trao gửi yêu thương” của Hội doanh nhân trẻ Việt Nam khởi động, đã kêu gọi doanh nghiệp, các nhà hảo tâm tạo nguồn lực hỗ trợ 1 triệu đồng/tháng bảo trợ trẻ em mồ côi do ảnh hưởng của đại dịch cho đến khi đủ 18 tuổi. 

    Như Bác Hồ đã từng ví: “Trẻ em như búp trên cành/ Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”, do vậy, để đảm bảo trẻ em thụ hưởng quyền giáo dục một cách đầy đủ, Bộ Giáo dục & Đào Tạo, nhà trường và các tổ chức chính trị – xã hội,… đã tổ chức kết hợp hình thức dạy trực tuyến song song với phát sóng chương trình truyền hình để tất cả các em đều có thể tiếp cận với kiến thức, đồng thời giảm học phí cho toàn bộ học sinh trong giai đoạn khó khăn này. 

    Để trang bị đầy đủ cho các em hơn nữa, từ tháng 11/2021, Việt Nam đã quyết liệt đẩy mạnh tiêm chủng vắc-xin Pfizer/BioNTech ngừa Covid-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi với lộ trình an toàn.

    Gần đây nhất, ngày 8/2/2022 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 01/CT-TTg trực tiếp đôn đốc chỉ đạo Bộ GD & ĐT phối hợp cùng Bộ Y tế và các cơ quan liên quan lên kế hoạch triển khai tại các địa phương, cơ sở giáo dục đại học về việc đưa học sinh, sinh viên đi học trực tiếp phấn đấu trước ngày 14/2/2022 nhằm giảm thiểu khiếm khuyết về tinh thần, thể chất mà người học gặp phải trong thời gian đóng cửa trường. 

    Đảm bảo quyền trẻ em trong giai đoạn bình thường mới

    Mặc dù những nỗ lực bỏ ra cho công cuộc bảo đảm quyền trẻ em trong dịch bệnh là không nhỏ, song trước làn sóng dịch bệnh ngày càng khó dự đoán trong tương lai, chúng ta vẫn cần có sự chú ý tới một vài điểm.

    Thứ nhất, cần nâng cao ý thức trách nhiệm của tất cả chủ thể trong xã hội về công tác bảo vệ cuộc sống giáo dục trẻ em (BVCSGDTE) trong giai đoạn mới và các quyền mà trẻ xứng đáng được hưởng, thông qua việc đa dạng hóa hình thức truyền thông, giáo dục đến cộng đồng, người giám hộ trẻ… để qua đó mở rộng nhận thức của số đông hơn nữa.

    Thứ hai, phát huy hiệu quả của chức năng giám sát, phản biện xã hội của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội trên tinh thần đổi mới cơ chế giám sát đối với công tác bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em giữa đại dịch. 

    Quan điểm - Cần làm gì với trẻ em - nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất do Covid? (Hình 2).

    Các hoạt động triển khai chính sách an sinh xã hội, chương trình kế hoạch cứu trợ trẻ em từ Chính phủ, chính quyền địa phương trở nên cần thiết hơn bao giờ hết

    Trước thực trạng làn sóng dịch bệnh bùng phát những khó khăn và khủng hoảng mà trẻ em, gia đình trẻ phải đối mặt càng lớn thì việc tăng cường giám sát kiểm tra tính hợp pháp và hợp lý đối với hoạt động triển khai chính sách an sinh xã hội, các chương trình kế hoạch cứu trợ trẻ em của chính quyền địa phương trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. 

    Thứ ba, về thể chế pháp lý, các văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến lĩnh vực trẻ em điển hình như Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004; Luật trẻ em 2016 sửa đổi bổ sung 2017 cần tiến hành rà soát, khỏa lấp những khoảng trống, thiếu sót trong quy định pháp luật sao cho phù hợp với yêu cầu của công tác BVCSGDTE giữa đại dịch, đồng thời ngăn chặn tình trạng thiếu công bằng, bình đẳng trong việc hưởng chính sách hỗ trợ từ nhà nước qua đó xây dựng hành lang pháp lý vững chắc cho nhiệm vụ bảo đảm quyền trẻ em. Qua đó, góp phần củng cố quan điểm Đảng và Nhà nước đã đề ra “ Ưu tiên bảo vệ trẻ em và phụ nữ trong dịch bệnh – Đặt trọng tâm vào từng trẻ em”.

    Thứ tư, nên chú trọng đầu tư, huy động nguồn tài chính, viện trợ và con người sớm giải quyết vấn đề thiếu hụt trang thiết bị y tế và nguồn nhân lực tại chỗ. Bên cạnh đó, sự góp mặt của gia đình, nhà trường vào công tác bảo đảm quyền trẻ em cùng với các thiết chế khác thật sự vô cùng quan trọng. Nhất là trong thời gian mở cửa lại trường học ngoài việc tổ chức tốt nội dung giáo dục, cũng cần đánh giá, điều tra dịch tễ, xét nghiệm theo phương châm “ Nguy cơ đến đâu thực hiện đáp ứng đến đó”tránh sự tràn lan, không hiệu quả và tốn kém. Như vậy mới bảo đảm đầy đủ điều kiện cho trẻ em phát triển cả về trí, thể và tâm.

    Thứ năm, cần huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, các tổ chức trong và ngoài nước vào nhiệm vụ bảo đảm quyền trẻ em trong đại dịch bằng việc khuyến khích sự tham gia đóng góp của cả các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cộng đồng dân cư cho các dự án BVCSGDTE trong mùa dịch

    Nguyễn Phương Anh – Nguyễn Thị Phong Anh – Nguyễn Thị Vân

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU