noel giáng sinh vui vẻ
Chủ Nhật, Tháng mười một 24, 2024
spot_img
More
    Trang chủThế giớiTổng thống Joe Biden có thể làm gì để ngăn nước Mỹ...

    Tổng thống Joe Biden có thể làm gì để ngăn nước Mỹ vỡ nợ?

    Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ mất rất nhiều nếu nền kinh tế lớn nhất thế giới rơi vào suy thoái ngay khi ông vừa tuyên bố chiến dịch tái tranh cử.

    Nợ công ở Mỹ hiện đang ở mức hơn 31 nghìn tỷ USD, gần chạm mức trần 31,4 nghìn tỷ USD. Theo cảnh báo của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen, nếu không có biện pháp nới trần nợ, chính phủ liên bang sẽ có nguy cơ vỡ nợ sau ngày 1/6.

    Bất kể ai là người chịu trách nhiệm chính trị cho việc vỡ nợ, những người phụ tá của Tống thống Biden đều thừa nhận rằng ông sẽ mất rất nhiều nếu quốc gia rơi vào suy thoái ngay khi ông vừa tuyên bố chiến dịch tái tranh cử.

    Điều này có nghĩa là Tổng thống Mỹ Joe Biden chỉ còn chưa đầy một tháng để ngăn chặn tình trạng vỡ nợ, khi các thành viên đảng Cộng hòa tại Hạ viện ngày càng tỏ rõ rằng họ sẵn sàng chấp nhận thảm họa kinh tế, trừ khi họ nhận được những nhượng bộ chính sách lớn từ Nhà Trắng.

    Vị Tổng thống đang đứng trước một số lựa chọn chiến lược để ngăn điều đó xảy ra, bao gồm tiếp tục ủng hộ đảng Cộng hòa nâng trần nợ mà không có sự ràng buộc nào, hoặc hành động đơn phương để vượt qua trần nợ một cách hiệu quả trong khi tiếp tục thanh toán các hóa đơn của quốc gia. Tuy nhiên, mỗi lựa chọn đều tiềm ẩn những rủi ro nhất định.

    Thế giới - Tổng thống Joe Biden có thể làm gì để ngăn nước Mỹ vỡ nợ?

    Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại một sự kiện ở Nhà Trắng hôm 1/5. Ảnh: AP

    Từ chối thương lượng

    Nhiều tháng qua, Tổng thống Biden đã nhấn mạnh rằng các nhà lập pháp phải nâng trần mức vay của Mỹ, tức là để Mỹ chi trả cho các khoản mà Quốc hội nước này cho phép mà không kèm theo điều kiện nào. Ông Biden vẫn có thể tiếp tục từ chối thương lượng, như gợi ý của những người cấp tiến.

    Điều này có nghĩa ông sẽ phải đối đầu với các thành viên đảng Cộng hòa, những người vừa thông qua một dự luật nêu rõ họ chỉ đồng ý nới trần nợ lên 1,5 nghìn tỷ USD vào năm 2024 nếu Nhà Trắng cắt giảm 4,8 nghìn tỷ USD chi tiêu liên bang trong vòng một thập kỷ, chủ yếu là cắt giảm những chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu của ông Biden.

    Theo cách này, ông Biden sẽ thách thức Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy để cho chính phủ Mỹ rơi vào tình trạng vỡ nợ vào tháng 6, như ước tính của Bộ Tài chính Mỹ. Rủi ro là ông McCarthy có thể từ chối nhượng bộ, lấy lý do dự luật mà Hạ viện Mỹ vừa đưa ra cho thấy đảng này đã hết sức thỏa hiệp để có thể nới mức trần nợ.

    Ông Biden sẽ dựa vào áp lực từ các nhóm kinh doanh và tình trạng hỗn loạn trên thị trường tài chính để thúc giục các đảng viên Cộng hòa thông qua một dự luật “sạch” nhằm tránh vỡ nợ trong vài tuần hoặc vài tháng mà không kèm theo điều kiện ràng buộc nào.

    Tuy nhiên, các đảng viên Cộng hòa dường như kiên quyết tận dụng khoảng thời gian ngắn ngủi còn lại để gây áp lực buộc các đảng viên Dân chủ đồng ý cắt giảm chi tiêu. Họ đã làm điều này thành công vào năm 2011, khi đảng Dân chủ đồng ý cắt giảm chi tiêu 72 giờ trước khi chính phủ vỡ nợ.

    Chấp nhận nhượng bộ

    Ông Biden đã mời lãnh đạo của đảng Cộng hòa và Dân chủ cùng các nhà lãnh đạo Quốc hội khác đến Nhà Trắng vào tuần tới để thảo luận về chính sách tài khóa của Mỹ. Vị Tổng thống nói rằng những cuộc đàm phán này không liên quan đến trần nợ, nhưng thực tế có lẽ không phải vậy.

    Lịch trình của cuộc gặp mặt đã được đẩy nhanh bởi các dự doán về thời điểm mà ngày X (dự kiến là ngày 1/6, khi Mỹ chính thức vỡ nợ). Trong khi đó, dự luật tài trợ cho các hoạt động của chính phủ liên bang mà ông Biden ký vào cuối năm ngoái sẽ có hiệu lực đến cuối tháng 9.

    Thế giới - Tổng thống Joe Biden có thể làm gì để ngăn nước Mỹ vỡ nợ? (Hình 2).

    Nếu không nới trần nợ công, nền kinh tế Mỹ sẽ phải đối mặt với những rủi ro chưa từng có tiền lệ và những tác động khó lường, theo chủ tịch Fed Jerome Powell. Ảnh: NY Post

    Ông McCarthy sẽ sẵn sàng cam kết thông qua việc nới trần nợ nếu Tổng thống Mỹ đạt được một thỏa thuận về mức chi tiêu cho năm tài chính tiếp theo trước ngày X. Tất nhiên, thỏa thuận này sẽ đặt ra những giới hạn đối với mức chi tiêu tùy ý của Mỹ, nhưng chắc chắn là không nghiêm ngặt như dự luật mà đảng Cộng hòa vừa mới thông qua.

    Dù sao đi nữa, các quan chức Nhà Trắng cũng không kỳ vọng Hạ viện sẽ thông qua các khoản tăng chi tiêu đáng kể cho năm tới, cho nên một số giới hạn có thể vẫn chấp nhận được đối với ông Biden.

    Tuy nhiên, cũng có rủi ro rằng các thành viên bảo thủ bên đảng Cộng hòa không đồng ý với những điều khoản mà Nhà Trắng đề xuất, còn ông Biden cũng không chấp nhận những yêu cầu mà họ đặt ra, khiến tình huống càng trở nên bế tắc.

    “Qua mặt” McCarthy

    Ông Biden có thể cố gắng phớt lờ Chủ tịch Hạ viện và lôi kéo một số thành viên ôn hòa của cả Hạ viện và Thượng viện bỏ phiếu để nới trần nợ thông qua một số nhượng bộ tài chính.

    Điều này đòi hỏi ông Biden phải đưa ra một cách tiếp cận khác đối với các đảng viên Cộng hòa mà ông cần để thông qua một dự luật “sạch”.

    Nhiều đảng viên Cộng hòa ôn hòa trong Hạ viện cho biết, họ nhận được rất ít sự tiếp cận thân thiện từ Nhà Trắng. Thay vào đó, các quan chức chính quyền ông Biden đã mạnh mẽ chỉ trích họ trong việc bỏ phiếu ủng hộ dự luật nới trần nợ và cắt giảm chi tiêu của đảng Cộng hòa.

    Thế giới - Tổng thống Joe Biden có thể làm gì để ngăn nước Mỹ vỡ nợ? (Hình 3).

    Hạ viện Mỹ dẫn đầu bởi ông Kevin McCarthy hôm 26/4 đã thông qua một dự luật cho phép Mỹ nới trần nợ công thêm 1.500 tỷ USD nếu Nhà Trắng đồng ý cắt giảm 4,8 nghìn tỷ USD chi tiêu liên bang trong vòng một thập kỷ. Ảnh: Washington Post

    Nếu các chiến thuật mà Tổng thống Mỹ đưa ra không thể dẫn đến một dự luật nhằm tăng mức trần nợ trước ngày X, ông Biden phải lựa chọn giữa việc để cho Mỹ vỡ nợ, hoặc “thách thức hiến pháp” với trần nợ bằng cách tiếp tục đi vay để thanh toán các hóa đơn khi chính phủ cạn kiệt tiền mặt, bởi một điều khoản trong Tu chính án thứ 14 quy định rằng chính phủ phải trả các khoản nợ của mình.

    Theo tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s, ngay cả việc vỡ nợ trong ngắn hạn cũng có thể dẫn đến suy giảm GDP thực tế, khiến gần 2 triệu người mất việc làm và tăng tỉ lệ thất nghiệp lên gần 5% từ mức 3,5% hiện tại.

    Nếu kéo dài, nó có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với nền kinh tế Mỹ, khiến 8,3 triệu người mất việc làm và thị trường chứng khoán sụt giảm 45%, theo một phân tích của Nhà Trắng được công bố hôm 3/5.

    Nguyễn Tuyết (Theo NY Times, The Guardian, AP)

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU