noel giáng sinh vui vẻ
Thứ ba, Tháng mười một 26, 2024
spot_img
More
    Trang chủKhỏe & ĐẹpThứ trưởng Y tế: Việt Nam là quốc gia có tỉ lệ...

    Thứ trưởng Y tế: Việt Nam là quốc gia có tỉ lệ vô sinh cao

    Tỉ lệ vô sinh ở Việt Nam chiếm khoảng 7,7%, ảnh hưởng lớn đến hàng triệu cá nhân cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn mong chờ hạnh phúc làm cha làm mẹ.

    Chênh lệch mức sinh đáng kể giữa các vùng

    Sáng 10/11, phát biểu tại hội thảo “Mức sinh thấp tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, trên thế giới mức sinh ở hầu hết các châu lục đều liên tục giảm và giảm xuống rất thấp so với mức sinh thay thế tại các quốc gia châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản dẫn đến thiếu hụt nguồn lao động, các vấn đề về già hóa dân số và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

    Dự báo tình trạng thiếu lao động sẽ phổ biến trên toàn thế giới sau năm 2055, ảnh hưởng đến phát triển không bền vững về con người, một thách thức hàng đầu của nhân loại trong thế kỷ XXI.

    Theo bà Hương, trong thời gian qua Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác dân số. Trong đó, tốc độ gia tăng dân số đã được khống chế thành công, đạt mức sinh thay thế từ năm 2006 và tiếp tục duy trì cho đến nay.

    “Nước ta bước vào thời kỳ dân số vàng từ 2007 đã đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam trong hơn 30 năm đổi mới. Mặc dù nước ta đã duy trì mức sinh thay thế nhưng hiện nay đang đối mặt với thực trạng chênh lệch mức sinh đáng kể giữa các vùng”, bà Hương nói.

    Sức khỏe - Thứ trưởng Y tế: Việt Nam là quốc gia có tỉ lệ vô sinh cao

    Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương.

    Bên cạnh 33 tỉnh có mức sinh cao thì hiện có 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp, thậm chí một số tỉnh mức sinh rất thấp tập trung ở khu vực Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu long và Duyên hải Miền Trung.

    Các tỉnh mức sinh thấp có quy mô dân số là 37,9 triệu người (chiếm khoảng 39,4% dân số cả nước). “Điều này sẽ tác động rất lớn đến phát triển bền vững”, bà Hương nhấn mạnh.

    Thứ trưởng Bộ Y tế cũng cho biết, mức sinh thấp không chỉ diễn ra ở một số đô thị – nơi có điều kiện kinh tế phát triển mà còn xuất hiện ở nhiều tỉnh có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, ở khu vực Đồng bằng sông Cửu long – nơi chiếm vai trò quan trọng trong việc sản xuất trong việc sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an ninh quốc gia về lương thực.

    Bên cạnh đó, Việt Nam là một trong các quốc gia có tỉ lệ vô sinh cao, khoảng 7,7%. Trong đó, vô sinh nguyên phát là 3,9%, vô sinh thứ phát là 3,8%. Điều này ảnh hưởng đến hàng triệu cá nhân cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn mong chờ hạnh phúc làm cha làm mẹ.

    Trong điều kiện kinh tế tiếp tục tăng trưởng nhanh, đô thị hóa ngày càng nhanh, sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, xu hướng ít con ngày càng lan rộng, mức sinh thấp kéo dài sẽ để lại nhiều hệ lụy như già hóa dân số nhanh, thiếu hụt lao động, ảnh hưởng đến an sinh xã hội…

    Kinh nghiệm quốc tế cho thấy nhiều nước trên thế giới đã thành công trong việc giảm sinh nhưng chưa có nước nào thành công trong việc đưa mức sinh rất thấp về mức sinh thay thế, cho dù có nhiều chính sách khuyến sinh với một lượng đầu tư rất lớn.

    Tập trung vận động thanh niên không kết hôn muộn

    Để giải quyết chênh lệch mức sinh, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 588 phê duyệt chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp với các vùng, đối tượng đến năm 2030.

    Ngày 5/6/2020 Bộ trưởng Bộ Y tế đã có quyết định số 2324 ban hành kế hoạch hành động thực hiện, trong đó nêu rõ cần đạt mục tiêu đến năm 2030 ở vùng mức sinh thấp là tăng 10% tổng tỉ suất sinh ở các tỉnh, thành phố có mức sinh thấp (Bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có dưới 2 con).

    Sức khỏe - Thứ trưởng Y tế: Việt Nam là quốc gia có tỉ lệ vô sinh cao (Hình 2).

    Quang cảnh hội thảo.

    Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương nêu rõ, các nhiệm vụ giải pháp chủ yếu theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ cho vùng mức sinh thấp.

    Thứ nhất, tập trung tuyên truyền vào lợi ích của việc sinh đủ hai con, các yếu tố bất lợi của việc kết hôn, sinh con quá muộn, sinh ít con đối với việc phát triển kinh tế xã hội, đối với gia đình và chăm sóc bố mẹ khi về già.

    Tập trung vận động nam, nữ thanh niên không kết hôn muộn, không sinh con muộn, mỗi cặp vợ chồng sinh đủ 2 con và nuôi dạy con tốt.

    Thứ hai, thí điểm và từng bước mở rộng các biện pháp hỗ trợ các cặp vợ chồng sinh đủ 2 con ở vùng mức sinh thấp.

    Một số nội dung hỗ trợ, khuyến khích cần thí điểm như khuyến khích nam nữ kết hôn trước 30 tuổi, không kết hôn muộn và sớm sinh con, phụ nữ sinh con thứ 2 trước 35 tuổi. Xây dựng môi trường cộng đồng phù hợp với các gia đình nuôi con nhỏ, hỗ trợ phụ nữ khi mang thai, sinh con…

    Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị các chuyên gia, nhà khoa học phân tích thực trạng và các yếu tố tác động đến mức sinh thấp. Từ đó đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới để thực hiện mục tiêu tăng mức sinh tại các vùng có mức sinh thấp.

    GS.TS Nguyễn Viết Tiến – nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội Phụ sản Việt Nam cho biết, một trong những vấn đề quan trọng là tỉ lệ vô sinh của Việt Nam ở mức cao, chúng ta cần thảo luận những giải pháp can thiệp, hỗ trợ trong thời gian tới để giúp cho cá nhân, cặp vợ chồng hiếm muộn được hưởng hạnh phúc làm cha mẹ, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU