noel giáng sinh vui vẻ
Thứ bảy, Tháng mười một 23, 2024
spot_img
More
    Trang chủĐời sống - Xã hộiGiáo dụcThứ trưởng Bộ GD&ĐT nêu 4 nhiệm vụ trọng tâm đột phá...

    Thứ trưởng Bộ GD&ĐT nêu 4 nhiệm vụ trọng tâm đột phá giáo dục đại học

    Chiều ngày 26/8, tại Tp.HCM, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2022-2023, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm học 2023-2024 khối giáo dục đại học.

    Thí sinh đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng tăng so với năm ngoái

    Báo cáo kết quả năm học, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học Nguyễn Thu Thuỷ cho biết, năm 2023, số thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT trên cả nước là 1.002.100; số thí sinh đăng ký xét tuyển vào đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non bằng 65,90% số thí sinh dự thi, với số nguyện vọng đăng ký là gần 3,4 triệu.

    Mặc dù số thí sinh thi tốt nghiệp THPT giảm song số thí sinh đăng ký xét tuyển đại học năm 2023 tăng 4,56% so với 2022. Số thí sinh trúng tuyển đợt 1 trên hệ thống năm 2023 cũng tăng 7,9% so với 2022.

    Trong năm học, khối giáo dục đại học đã hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học về đào tạo, chất lượng đào tạo từng bước được nâng lên và được ghi nhận…

    Các cơ sở đào tạo nhận thức rõ vai trò của chất lượng đào tạo trong phát triển bền vững. Tuy nhiên, quy mô đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ có xu hướng giảm.

    Giáo dục - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT nêu 4 nhiệm vụ trọng tâm đột phá giáo dục đại học

    Đại diện Bộ GD&ĐT giải đáp ý kiến các trường đại học.

    Năm học 2022-2023, đội ngũ giảng viên gia tăng về số lượng và chất lượng. Triển khai Đề án 89 về đào tạo đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học, năm 2022, có 187 cán bộ, giảng viên được đào tạo trong nước (đạt 24%), 80 đi đào tạo ở nước ngoài (đạt 32%); năm 2023 con số này lần lượt là 118 trong nước (đạt 37%), 130 nước ngoài (đạt 64%).

    Số lượng các cơ sở giáo dục đại học được kiểm định ngày càng tăng. Tính đến tháng 8/2023, có 261 cơ sở đào tạo hoàn thành đánh giá ngoài theo tiểu chuẩn trong nước; 194 cơ sở đào tạo được kiểm định theo tiêu chuẩn trong nước; 9 cơ sở đào tạo được kiểm định theo tiêu chuẩn nước ngoài…

    Giáo dục - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT nêu 4 nhiệm vụ trọng tâm đột phá giáo dục đại học (Hình 2).

    Tỷ lệ thí sinh đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng gia tăng so với năm ngoái.

    4 nhiệm vụ trọng tâm, đột phá năm học mới

    Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, khối giáo dục đại học đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ của năm học. Đây là một năm học thành công, nhiều khởi sắc của giáo dục đại học. Và đây là kết quả của một quá trình kiên trì, bền bỉ phấn đấu, đổi mới. Ông nêu ra những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá năm học mới như sau:

    Một là, tiếp tục đổi mới tư duy, nhận thức, nâng cao năng lực quản trị đại học, tháo gỡ các điểm nghẽn, khai thông các nguồn lực, đẩy mạnh triển khai tự chủ đại học đi vào chiều sâu và thực chất, gắn với mục tiêu nâng cao chất lượng và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học;

    Hai là, xây dựng văn hóa chất lượng trong giáo dục đại học, lấy chất lượng làm nền tảng, là yêu cầu xuyên suốt trong mọi hoạt động giáo dục đại học; triển khai toàn diện các giải pháp bảo đảm chất lượng trong tuyển sinh, đào tạo, nghiên cứu; gắn kết chặt chẽ nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực với phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

    Ba là, nghiên cứu, đề xuất và áp dụng các cơ chế, chính sách huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính cho đào tạo và nghiên cứu; tăng cường hợp tác, khai thác các nguồn lực từ bên ngoài cho giáo dục đại học.

    Giáo dục - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT nêu 4 nhiệm vụ trọng tâm đột phá giáo dục đại học (Hình 3).

    Đại diện các trường đại học, cao đẳng trên cả nước tham dự hội nghị tổng kết năm học.

    Bốn là, tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong toàn bộ hoạt động giáo dục đại học, từ hệ thống quản lý, tuyển sinh, đào tạo, gắn với cải cách hành chính, đổi mới phương pháp dạy và học, lấy tiến bộ của người học làm thước đo cho chất lượng, hiệu quả giảng dạy.

    9 nhiệm vụ, giải pháp cụ thể cần tích cực triển khai.

    Nghiên cứu hoàn thiện, đề xuất hoàn thiện thể chế, chính sách liên quan tới giáo dục đại học và các cơ sở giáo dục đại học; hoàn thiện tổ chức bộ máy, hệ thống văn bản quy chế nội bộ; nâng cao năng lực thực thi pháp luật của đội ngũ cán bộ quản lý của các cơ sở đào tạo; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát (nội bộ và từ cơ quan quản lý nhà nước).

    Chú trọng công tác quy hoạch, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên (nhất là tranh thủ các cơ hội để đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ, trong ứng dụng công nghệ, đổi mới phương pháp dạy và học), xây dựng chế độ làm việc, đánh giá và đãi ngộ giảng viên theo năng lực và hiệu quả.

    Hoàn thiện các phương thức tuyển sinh năm 2024 (khắc phục các bất cập hiện nay trên cơ sở phân tích dữ liệu), chuẩn bị các phương thức tuyển sinh từ năm 2025 phù hợp với chương trình GDPT 2018, tăng cường hợp tác trên một nền tảng chung.

    Tổ chức thực hiện chuẩn cơ sở giáo dục đại học, quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, xây dựng, ban hành và thực hiện các chuẩn cơ sở đào tạo của các khối ngành/nhóm ngành; tăng cường công khai, minh bạch các điều kiện bảo đảm chất lượng và kết quả hoạt động, nhất là các chỉ số cốt lõi.

    Tập trung, xây dựng và hoàn thiện các đề án đào tạo nguồn nhân lực cho các lĩnh vực trọng điểm, thiết yếu như khoa học cơ bản, khoa học kỹ thuật công nghệ, sức khoẻ nông lâm ngư nghiệp, văn hoá nghệ thuật…. Trong đó, cần đề xuất các cơ chế tài chính cụ thể để hỗ trợ người học.

    Triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về tăng cường bảo đảm và kiểm định chất lượng theo chương trình 78 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó chú trọng tăng cường xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong.

    Tăng cường hợp tác trong mạng lưới; tăng cường hợp tác với doanh nghiệp và hợp tác quốc tế, gắn kết đào tạo nguồn nhân lực với nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, của địa phương.

    Giáo dục - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT nêu 4 nhiệm vụ trọng tâm đột phá giáo dục đại học (Hình 4).

    Hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội nêu ý kiến tại hội nghị.

    Nâng cấp các hệ thống thông tin quản lý, hoàn thiện cơ sở dữ liệu giáo dục đại học tại các cơ sở giáo dục đại học và tại Bộ GDĐT (hệ thống HEMIS) để bảo đảm khả năng kết nối và chia sẻ dữ liệu; chủ động, tích cự tham gia triển khai thí điểm mô hình giáo dục đại học số và các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Đề án 131.

    Đổi mới phương thức, nội dung truyền thông về giáo dục đại học, nhất là truyền thông chính sách, chú trọng hợp tác theo mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học theo lĩnh vực trong công tác truyền thông.

    Để tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trên đây, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn đề nghị các đơn vị thuộc Bộ GDĐT nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật theo chức năng, nhiệm vụ, trong đó nghiên cứu tiếp thu ý kiến của các đại biểu; hoàn thiện các đề án, chương trình để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo các yêu cầu nhiệm vụ, giải pháp đề ra.

    Nguyễn Lành

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU