noel giáng sinh vui vẻ
Thứ bảy, Tháng mười một 23, 2024
spot_img
More
    Trang chủĐời sống - Xã hộiGiáo dụcThi vào 10: Thí sinh cần lưu ý những nội dung gì...

    Thi vào 10: Thí sinh cần lưu ý những nội dung gì trước khi thi?

    Sáng nay, 116.000 thí sinh thi vào 10 tại Hà Nội đã đến các điểm thi của mình để nghe quy chế thi, sẵn sàng cho kỳ thi diễn ra vào ngày mai.

    Sáng nay (9/6), các thí sinh tham dự kỳ thi vào lớp 10 THPT năm 2023 – 2024 đã đến các điểm thi của mình để làm thủ tục thi, nghe phổ biến quy chế và lịch thi.

    Sẵn sàng cho kỳ thi vào 10

    Với 201 điểm thi với xấp xỉ 5.000 phòng thi. Hà Nội huy động gần 20.000 cán bộ làm công tác coi thi, chấm thi; trên 5.00 thanh tra, hơn 1.000 cán bộ chiến sĩ công an làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh, an toàn. Ngoài ra, tham gia phục vụ kỳ thi còn có các bộ phận quan trọng khác như: Y tế, dân phòng, thanh niên tình nguyện, môi trường, điện lực.

    Ghi nhận của phóng viên Người Đưa Tin tại điểm thi Trường THPT Đống Đa (Đống Đa), ngay từ sớm phụ huynh và học sinh đã có mặt để tránh ùn tắc giao thông trong quá trình di chuyển.

    Phần lớn các em tự tin đã nắm chắc kiến thức để bước vào kỳ thi, em Đức Anh có nguyện vọng 1 vào Trường THPT Đống Đa cho biết: “Do năm nay tỉ lệ chọi cao nên em đặt nguyện vọng vừa tầm với sức mình. Những ngày ôn cuối em tổng hợp làm kiến thức, xem lại những lỗi hay mặc phải. Em mong năm nay môn Ngữ Văn sẽ thi vào tác phẩm Bếp lửa”.

    Giáo dục - Thi vào 10: Thí sinh cần lưu ý những nội dung gì trước khi thi?

    Điểm thi Trường THPT Đống Đa.

    Vẫn khá lo lắng, em Hoài Nam – Học sinh trường THCS Cát linh cho biết: “Em không học tủ môn Văn mà sẽ học theo dàn ý. Gia đình cũng đã có nhiều phương án cho em sau cuộc thi nên cũng bớt áp lực. Sau khi nghe quy chế em vẫn sẽ phải ôn lại một số kiến thức để chuẩn bị tốt nhất cho bài thi ngày mai”.

    Có con năm nay thi vào 10, chị Thanh Thảo (Đống Đa, Hà Nội) cho biết: “Năm nay tỉ lệ chọi cao nên gia đình cũng rất lo lắng bởi đây là kỳ thi quyết định định hướng nghề nghiệp sau này của các con. Tuy nhiên, cũng không quá gây áp lực cho con trước kỳ thi”.

    Ôn gì trước khi thi?

    Trao đổi với Người Đưa Tin, cô Phạm Hoài Thu – Giáo viên luyện thi Văn vào 10 chia sẻ kinh nghiệm những lỗi thường gặp của một số lỗi cơ bản.

    “Ở ngày cuối các em không nên chỉ tập trung ôn ở bất cứ bài nào, tránh học tủ. Thay vào đó nên hệ thống kiến thức ở phần văn bản, lập danh sách các bài đã học trong chương trình thi. Ôn lại bằng việc lập sơ đồ tư duy hoặc lập dàn ý chi tiết theo trí nhớ, kiến thức của bản thân”, cô Thu đưa tra lời khuyên.

    Phần đọc – hiểu, câu hỏi về kiến thức tiếng Việt chiếm số điểm rất lớn, học sinh cần xem lại kiến thức ở nội dung này nhằm nhận diện các các loại từ. Tuy nhiên, theo cô Thu các em không cần đặt nặng mình phải nắm chắc kiến thức, nên ôn tập để nhận diện được từ loại. Trong quá trình viết, phải lên ý tưởng loại từ sẽ đặt ở ví trí nào, nhớ kẻ chân chú thích, tránh để đến cuối đoạn văn mới làm rất dễ bỏ sót.

    Cô Thu chia sẻ: “Ở phần nghị luận xã hội, thông thường dung lượng là 12 câu, các em nêu viết đủ, tránh viết ít hơn hoặc thừa quá nhiều số câu. Nhiều bạn rất tự tin trong quá trình viết nhưng xem lại vẫn thiếu câu, để tránh tình trạng này các em nên đánh số câu trong quá trình viết”.

    Giáo dục - Thi vào 10: Thí sinh cần lưu ý những nội dung gì trước khi thi? (Hình 2).

    Cơ sở vật chất được chuẩn bị sẵn sàng (Ảnh: Hữu Thắng)

    Ngoài ra, các thí sinh cũng cần đọc kỹ đề, hiểu rõ yêu cầu nghị luận đoạn thơ, đoạn truyện hay nghị luận về hình tượng nhân vật trong đoạn thơ, đoạn truyện, “đây là 2 dạng bài khác nhau, các em nên đọc và hiểu kỹ tránh lạc đề sẽ bị chấm thành không đạt yêu cầu”, cô Thu bày tỏ.

    Đối với môn tiếng Anh, thầy Hà Vũ – Giáo viên luyện thi TOEIC, Trợ lý Giám đốc tập đoàn giáo dục Havina Group đưa ra lưu ý: “Thí sinh nên bắt đầu từ việc ôn kĩ lại từ vựng, ngữ pháp cho tới cấu trúc câu rồi mới đọc hiểu. Ở giai đoạn nước rút cần xem lại các bài đọc hiểu trong sách giáo khoa hoặc tham khảo các bộ đề từ các năm trước để ôn kĩ hơn”.

    Ngoài ra thầy giáo cho biết các em cần xem lại các từ vựng trong các chương đã học và học thêm vài cụm phrasal verbs lẫn idioms. Hiểu và áp dụng các quy tắc ngữ pháp cơ bản. Ôn tập các thì, cấu trúc câu, trạng từ, giới từ và động từ.

    “Làm các bài tập và đề thi mẫu để làm quen với định dạng và cách hỏi của đề thi, kiểm tra kĩ lỗi sai sau khi làm thay vì chăm chăm nhìn điểm sẽ giúp cải thiện kỹ năng đọc, viết, ngữ pháp và từ vựng.Cuối cùng là tự tin là yếu tố quan trọng để thành công trong bất kỳ kỳ thi nào. Hãy tin tưởng vào khả năng của mình và tránh gây áp lực cho bản thân”, thầy Hà Vũ cho biết.

    Các thi sinh lưu ý sau khi nhận tờ giấy thi, giấy nháp từ cán bộ coi thi, thí sinh cần gấp giấy đúng quy cách, ghi số báo danh và điển đầy đủ thông tin vào các mục cần thiết trên tờ giấy thi trước khi làm bài. Với phiếu trả lời trắc nghiệm môn ngoại ngữ, thí sinh ghi đầy đủ thông tin, ghi và tô đầy đủ, chính xác số báo danh trên phiếu.

    Khi nhận đề thi, thí sinh cần kiểm tra tình trạng của đề thi; nếu thấy bị thiếu câu, thiếu trang, rách, mờ, nhòe phải lập tức báo cáo cán bộ coi thi. Nếu không phát hiện hoặc để quá sau khi phát đề 10 phút đối với môn Ngoại ngữ và quá 5 phút đối với môn Toán, Ngữ văn mới báo cáo thì thí sinh tự chịu trách nhiệm.

    Sau khi thi xong, thí sinh không vứt rác, tài liệu ở trong và ngoài điểm thi khi ra về. Nếu thí sinh nào vi phạm sẽ bị lãnh đạo điểm thi lập biên bản và xử lý theo nội quy trường thi.

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU