noel giáng sinh vui vẻ
Thứ hai, Tháng mười một 25, 2024
spot_img
More
    Trang chủTiêu điểmBộ trưởng Tô Lâm: Tham nhũng trong chứng khoán, đất đai để...

    Bộ trưởng Tô Lâm: Tham nhũng trong chứng khoán, đất đai để lại bài học lớn

    Theo Bộ trưởng Tô Lâm, cơ quan điều tra đã đưa ra nhiều kiến nghị cụ thể từ những vụ việc để đảm bảo quy định nghiêm minh, phòng ngừa hiệu quả tình trạng tham nhũng.

    Đảm bảo đúng quy định

    Chiều 20/3, tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn, đặt câu hỏi đến Viện trưởng VKSND Tối cao, đại biểu Nguyễn Minh Tâm (đoàn Quảng Bình) cho rằng việc thay thế hình thức tạm giam bằng bảo lãnh và đặt tiền cần phải căn cứ theo quy định pháp luật, nhưng “trong thực tế vẫn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các cơ quan tiến hành tố tụng”. Đại biểu đề nghị Viện trưởng đánh giá việc áp dụng các biện pháp này trong thời gian qua.

    Trả lời nội dung này, Viện trưởng Lê Minh Trí thông tin, theo quy định của pháp luật, biện pháp bảo lãnh đặt tiền được thực hiện thay thế cho tạm giam, với những điều kiện chặt chẽ về quy trình, tiêu chí, điều kiện, xác nhận của chính quyền cấp xã trở lên.

    Căn cứ quy định của pháp luật, cơ quan tố tụng cần thận trọng, khách quan trong xem xét, quyết định việc áp dụng hình thức bảo lãnh hoặc đặt tiền để đảm bảo đúng quy định.

    “Với các trường hợp thực hiện bảo lãnh nhưng sau đó đối tượng bỏ trốn hoặc phạm tội khác, cần lưu ý làm rõ quy trình xem xét, quyết định, thực hiện có đúng quy định của pháp luật không. Sau khi xác định rõ trách nhiệm của các bên liên quan, tùy theo mức độ vi phạm mà có hình thức xử lý theo quy định”, ông Trí nói.

    Tiêu điểm - Bộ trưởng Tô Lâm: Tham nhũng trong chứng khoán, đất đai để lại bài học lớn

    ĐBQH Nguyễn Thị Thủy chất vấn.

    Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (đoàn Bắc Kạn) chất vấn: Theo dõi công tác giám định các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng chức vụ thời gian qua cho thấy, vẫn còn tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, chậm trễ trong giám định hoặc kết luận giám định còn chung chung, không rõ ràng gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án.

    Theo quy định của pháp luật, Viện kiểm sát có chức năng kiểm sát hoạt động giám định tư pháp. Đại biểu Nguyễn Thị Thủy đề nghị Viện trưởng cho biết những giải pháp đã và sẽ tổ chức triển khai để kịp thời phát hiện những vi phạm thiếu sót trong công tác giám định?

    Trả lời về việc chậm giám định đối với một số vụ việc, Viện trưởng VKSND Tối cao cho rằng, cần nâng cao ý thức trách nhiệm, nhất là thủ trưởng các cơ quan trong vấn đề này; cơ quan yêu cầu giám định khi đặt ra yêu cầu cũng phải làm rõ nội dung, đặt ra yêu cầu chi tiết cho việc thực hiện; nâng cao chế độ, chính sách cho giám định viên đảm bảo phù hợp với trách nhiệm công việc và thực tiễn đời sống.

    Bên cạnh đó, thời gian điều tra thì có hạn, thời gian giám định thì không có giới hạn, bất cập này dẫn đến nhiều vụ việc phải tạm đình chỉ để chờ kết quả giám định.

    Ông Lê Minh Trí cũng cho rằng, cần sớm khắc phục bất cập trong quy định pháp luật để đảm bảo hiệu quả trong công tác này.

    Tạo cơ chế “không thể tham nhũng”

    Trong phiên chất vấn, đại biểu Mai Thị Phương Hoa nêu rõ Tổng bí thư nhiều lần chỉ đạo phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế và phòng, chống tham nhũng, kịp thời khắc phục những bất cập để không thể tham nhũng. Ngoài Viện trưởng VKSND Tối cao, đại biểu đề nghị Bộ trưởng Công an Tô Lâm cho biết đã có những chỉ đạo và biện pháp nào để thực hiện nhiệm vụ này?

    Làm rõ vấn đề ĐBQH quan tâm, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an nói đây là vấn đề Bộ rất quan tâm. Ngoài việc điều tra, chứng minh tội phạm, thu hồi tối đa tài sản cho Nhà nước, nhiệm vụ quan trọng của công an là xác định sơ hở, thiếu sót trong quản lý kinh tế – xã hội để kiến nghị khắc phục, góp phần tạo cơ chế “không thể tham nhũng”.

    Tiêu điểm - Bộ trưởng Tô Lâm: Tham nhũng trong chứng khoán, đất đai để lại bài học lớn (Hình 2).

    Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm làm rõ một số vấn đề ĐBQH quan tâm.

    Qua một số vụ án trong lĩnh vực y tế, giáo dục, cơ quan điều tra có nhiều kiến nghị về khắc phục sơ hở, thiếu sót trong đầu tư công, đấu thầu, mua sắm thiết bị y tế, giáo dục.

    “Mục tiêu là một vụ việc cảnh tỉnh cả một vùng, một lĩnh vực, làm sao cho đối tượng tham nhũng phải bị xử lý và những người đang có kiểu cách làm việc tương tự phải chấm dứt, khắc phục hậu quả nếu không sẽ bị xử lý”, Bộ trưởng Tô Lâm nói.

    Đặc biệt, trên một số lĩnh vực như chứng khoán, tài chính, doanh nghiệp, đất đai, những vụ việc tham nhũng đã để lại bài học lớn, đặc biệt trong việc hoàn thiện xây dựng thể chế pháp luật, phòng ngừa tội phạm.

    Cơ quan điều tra đã đưa ra nhiều kiến nghị cụ thể từ những vụ việc này để đảm bảo thể chế chặt chẽ, quy định nghiêm minh, phòng ngừa hiệu quả tình trạng tham nhũng. Hầu hết những vụ án, cơ quan điều tra đều có kiến nghị về hoàn thiện chính sách, phòng ngừa tội phạm.

    Về mặt quản lý Nhà nước, ông cho rằng phải rà soát các quy định, rút kinh nghiệm và chấn chỉnh những sơ hở từ thông tư nghị định, pháp lệnh cho đến luật.

    Về cơ chế đặt tiền, bảo lãnh, Bộ trưởng Bộ Công an bày tỏ thống nhất với ý kiến của Viện trưởng Lê Minh Trí, theo đó, việc thực hiện cơ chế này nhằm đảm bảo phù hợp với thực tiễn, các yêu cầu của pháp luật, nâng cao hiệu quả xử lý các vụ việc.

    Ngoài ra, về đề nghị giảm án cho phạm nhân cụ thể khi đã đảm bảo quá trình thi hành án theo quy định, Bộ trưởng cho rằng thời gian thi hành án chỉ là một trong những điều kiện, muốn xét giảm án thì phải theo quy trình chặt chẽ với nhiều điều kiện khác nhau, cần xem xét, cân nhắc một cách toàn diện và việc này thuộc thẩm quyền của Tòa án.

    Xem thêm: 

    >>> Án dân sự tăng, số lượng kiểm sát viên chưa đáp ứng

    >>> Đề xuất xây dựng tòa án chuyên biệt để xét xử các vụ án phá sản

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU