Sau khi Tôn Ngộ Không học được 72 biến hóa và cân đẩu vân của Bồ Đề Tổ Sư, hắn đã trở nên kiêu ngạo và hống hách, kết giao với những yêu quái lợi hại như Ngưu Ma Vương và những yêu vương khác. Chưa dừng ở đó, sau khi một con khỉ già có vốn kiến thức sâu rộng đã nói với Tôn Ngộ Không rằng: “Trong phủ của Đông Hải lão Long Vương có rất nhiều binh khí và kỳ chân dị bảo, mật đạo trong động của chúng ta nối thẳng đến phủ của ông ấy, ngài thử đến đó mượn đồ xem sao”. Ngộ Không đã xuôi theo mật đạo trong Thủy Liêm động, đến Long cung uống trà cùng Đông Hải Long Vương và mượn binh khí.
Khi ấy, Long Vương đã tiếp đãi Ngộ Không rất nhiệt tình, đem ra rất nhiều binh khí giới thiệu. Sau khi tất cả mọi thứ khí thần thông như kiếm, giáo và kích nặng hàng ngàn cân không thể làm thỏa mãn Hầu vương, vợ của Long Vương liền bảo ông dân Ngộ Không đi xem thử một cột sắt thần bỏ không ở dưới đáy biển. Nào ngờ, pháp bảo ngàn năm gặp Tôn Ngộ Không như gặp được chủ nhân thực sự, thu nhỏ thành gậy Như ý cho Ngộ Không tùy ý sử dụng, khiến Hầu Vương vô cùng vừa lòng và nhất quyết lấy đi bằng được, mặc sự tiếc nuối của Đông Hải Long Vương.
Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là vì sao Đông Hải Long Vương lại để Tôn Ngộ Không dễ dàng lấy gậy đi và sau đó lại kiện Ngộ Không lên Thiên đình, khiến Ngọc Đế phải cử người đi bắt.
Câu trả lời nằm ở việc Ngộ Không đã đến mượn binh khí và có xin phép Long Vương, chứ không phải đến cướp. Long Vương đã hứa nếu Ngộ Không nhấc được cột sắt thần, y có thể lấy gậy. Vì vậy, việc này không phải là một vụ đánh cướp mà là một thoả thuận đã được thực hiện đúng quy định.
Ngoài ra, Đông Hải Long Vương cũng hoàn toàn không quan tâm đến chiếc gậy như ý. Nhiều người sẽ ngạc nhiên khi nói như vậy, nhưng trong nguyên tác Tây du ký có câu: “Đó là một cây gậy được Đại Vũ dùng để đo độ sâu của sông và biển nhằm kiểm soát mực nước”. Có thể thấy mục công dụng của gậy Như ý lúc đầu chỉ là thước đo chứ không phải là binh khí lợi hại.
Điều này có thể thấy rằng Long Vương không coi trọng bảo vật này nên cũng không hề muốn lấy lại. Vì vậy, ông không cần thiết phải đánh với Tôn Ngộ Không để đòi lại gậy.
Còn việc Long Vương đã kiện Tôn Ngộ Không lên Thiên đình chỉ vì muốn lấy lại danh dự sau khi bị bắt nạn, ngoài ra cũng để không bị trách tội làm mất thần châm. Sau này khi Tôn Ngộ Không bị Thiên đình bắt, Đông Hải Long Vương cũng không xuất hiện để lấy lại gậy.
Quốc Tiệp
Link bài gốc: https://www.nguoiduatin.vn/tay-du-ky-tai-sao-long-vuong-khong-danh-voi-ngo-khong-de-lay-lai-gay-a638041.html