Trong hồi 14 của Tây du ký, sau khi giải cứu Tôn Ngộ Không, hai thầy trò cùng nhau lên đường đi thỉnh kinh, lúc đi qua khỏi núi Lưỡng Giới, họ gặp một con hổ hung dữ. Đường Tăng (hay Tam Tạng) sợ hãi, ngồi trên yên ngựa mà run, nhưng Tôn Ngộ Không lại bình tĩnh.
Tôn Ngộ Không cười nói: “Thầy sợ nó hay sao? Ấy là nó nạp quần áo cho con đó”. Dứt lời Ngộ Không lấy cây gậy Như Ý ra, con hổ thấy Đại Thánh chỉ biết nằm im chịu đòn. Cuối cùng bị Đại Thánh đánh chết, lột da làm quần áo.
Sau khi đánh chết hổ, Đường Tăng lại không thấy cây gậy của Ngộ Không đâu nữa liền hỏi: “Cây thiết bảng đánh hổ, nhà ngươi bỏ đi đâu?”.
Ngộ Không cười rằng: “Cây thiết bảng này ở dưới Long vương gọi là Như Ý Kim Cô Bổng. Cũng nhờ có nó, nên con mới dám đánh trời. Nó biến hóa vô cùng. Muốn to thì nó to, muốn nhỏ thì nó nhỏ, con thường cất trong lỗ tai, tới chừng nào có việc mới lấy ra”.
Đường Tăng nghe nói mừng thầm mà hỏi thêm rằng: “Tại sao con hổ thấy nhà ngươi sao lại nằm im để bị đánh chết?”.
Đường Tăng nghe nói mừng thầm mà hỏi thêm rằng: “Tại sao con hổ thấy nhà ngươi sao lại nằm im để bị đánh chết?”.
Tôn Ngộ Không nói: “Đệ tử không dám dấu thầy, không chỉ hổ sợ mà rồng gặp con cũng không dám vô lễ, con có phép đánh rồng thu hổ, lại có tài tát biển xô non cộng 72 phép biến hóa đủ điều, độn thổ cưỡi mây còn được, sá gì đánh hổ mà khen”.
Tam Tạng nghe nói lòng mừng, từ giờ không sợ yêu tinh, dã thú bắt nữa.
Tôn Ngộ Không trước khi trở thành đệ tử của Đường Tăng, ông vốn là một con khỉ được sinh ra từ một hòn đá ở Hoa Quả sơn, sau đó theo Bồ Đề Tổ Sư học Đạo pháp, được truyền 72 phép và Cân đẩu vân, từ đó có được pháp lực cao cường.
Ở thời kỳ đỉnh cao, Tôn Ngộ Không từng đại náo Long cung lấy gậy Như Ý, sửa sổ sinh tử gây náo loạn Địa phủ và đỉnh điểm là đại náo Thiên đình.
Trong cuộc đại náo Thiên đình, Ngộ Không đã liên tiếp đánh lui 10 vạn thiên binh, tứ đại thiên vương, Na Tra, Lý Thiên vương,… khi đó Tôn Ngộ Không đã ngông cuồng muốn thay thế Ngọc Hoàng Đại Đế làm chủ tam giới. Sau đó, còn đánh cước với Phật Tổ Như Lai, nhưng thua cuộc, bị giam cầm dưới Ngũ Hành sơn. May mắn, 500 năm sau được Đường Tăng trên đường đi Tây Trúc thỉnh kinh giải cứu.
Quốc Tiệp
Link bài gốc: https://www.nguoiduatin.vn/tay-du-ky-nguyen-nhan-khien-ho-thay-ton-ngo-khong-lai-so-hai-a647128.html