noel giáng sinh vui vẻ
Thứ hai, Tháng mười một 25, 2024
spot_img
More
    Trang chủĐời sống - Xã hộiMôi trườngTăng cường sức chống chịu của công trình trước biến đổi khí...

    Tăng cường sức chống chịu của công trình trước biến đổi khí hậu

    Việt Nam sẽ phải dành ra 12-14,5% GDP mỗi năm để giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu vào năm 2050, nếu không có các giải pháp thích ứng và giảm thiểu phù hợp.

    Với hơn 3.200 km bờ biển, nhiều thành phố có địa hình trũng thấp và các vùng đồng bằng ven sông, Việt Nam là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất trên thế giới trước biến đổi khí hậu.

    Theo Báo cáo Quốc gia về Khí hậu và Phát triển cho Việt Nam được Ngân hàng Thế giới (World Bank) công bố vào tháng 7/2022, các tác động của biến đổi khí hậu khiến Việt Nam thiệt hại khoảng 10 tỷ USD vào năm 2020, tương đương 3,2% GDP.

    Việc lồng ghép các giải pháp bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu trong phát triển đô thị nhằm đảm bảo môi trường an toàn và lành mạnh cho người dân sinh sống và làm việc, đồng thời tránh thiệt hại về tài sản của người dân và doanh nghiệp.

    Điều này cũng sẽ đóng góp vào lộ trình phát triển xanh thích ứng với biến đổi khí hậu và phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam, theo ông Nguyễn Công Thịnh, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ, Bộ Xây dựng.

    Hiểu rõ tính cấp thiết của vấn đề này, Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) đã phát triển công cụ đánh giá Chỉ số khả năng chống chịu của tòa nhà – Building Resilience Index (BRI) và giới thiệu tới các tổ chức, cá nhân qua một buổi hội thảo diễn ra tại Hà Nội sáng 20/4.

    Môi trường - Tăng cường sức chống chịu của công trình trước biến đổi khí hậu

    Các cấp độ đánh giá Chỉ số khả năng chống chịu của tòa nhà (BRI). Nguồn: IFC

    BRI là một hệ thống bản đồ cảnh báo rủi ro trực tuyến và là một khung đánh giá khả năng chống chịu của các khu nhà ở, khách sạn, nghỉ dưỡng, thương mại, bệnh viện, trường học, công trình công nghiệp, v.v,

    Giải pháp này nhằm giúp các bên liên quan trong lĩnh vực xây dựng, bao gồm các nhà đầu tư, tổ chức tài chính, công ty bảo hiểm và chính phủ dễ dàng đánh giá, cải thiện và công bố khả năng phục hồi của các công trình.

    BRI được thiết kế để bổ trợ cho chương trình Công trình xanh EDGE – một chương trình có mục tiêu giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu trong ngành xây dựng, được giới thiệu tại Việt Nam năm 2014.

    Phát biểu tại sự kiện ngày 20/4, ông Ommid Saberi, Giám đốc kỹ thuật cấp cao của IFC cho biết, Việt Nam là một quốc gia thành công trong việc thực hiện chương trình Công trình xanh, đồng thời cũng là quốc gia đi đầu trong việc phát triển chỉ số BRI trên toàn thế giới.

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU