noel giáng sinh vui vẻ
Thứ hai, Tháng mười một 25, 2024
spot_img
More
    Trang chủThị trườngKinh tế vĩ môQuy hoạch đô thị phải đi trước một bước, tạo nguồn lực...

    Quy hoạch đô thị phải đi trước một bước, tạo nguồn lực phát triển đô thị

    Theo ông Nguyễn Đức Hiển, xác định quy hoạch đô thị và phát triển kết cấu hạ tầng các đô thị phải đi trước một bước và tạo ra nguồn lực chủ yếu cho phát triển đô thị

    Sáng 14/7, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Bộ Xây dựng và Cơ quan phát triển Pháp (AFD) tổ chức Hội thảo Quy hoạch và phát triển đô thị bền vững vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung tại tỉnh Quảng Trị.

    Chủ trì hội thảo có đồng chí Nguyễn Đức Hiển – Phó Trưởng Ban Kinh tế TW, đồng chí Nguyễn Tường Văn – Thứ trưởng Bộ Xây dựng, đồng chí Hà Sỹ Đồng – Uỷ viên Ban Thường vụ Trung ương, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Trị, ông Antoine Mougenot – Trưởng Ban Đô thị khu vực Đông Nam Á, AFD.

    Phát biểu khai mạc, Phó trưởng Ban kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển cho biết, hội thảo này có ý nghĩa quan trọng để góp phần triển khai thực hiện Nghị quyết số 06 của Bộ Chính trị về “Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và Nghị quyết số 148 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06 của Bộ Chính trị.

    Kinh tế vĩ mô - Quy hoạch đô thị phải đi trước một bước, tạo nguồn lực phát triển đô thị

    Ông Nguyễn Đức Hiển – Phó trưởng Ban kinh tế Trung ương.

    Một trong những quan điểm chỉ đạo quan trọng nêu tại Nghị quyết 06 là phương pháp quy hoạch đô thị; bảo đảm quy hoạch đô thị phải có tầm nhìn dài hạn, đồng bộ và hiện đại; kết hợp hài hoà giữa quá trình đô thị hoá, phát triển đô thị với công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nông thôn mới và cơ cấu lại nền kinh tế, quản lý phát triển xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

    Trong đó, xác định quy hoạch đô thị và phát triển kết cấu hạ tầng các đô thị phải đi trước một bước và tạo ra nguồn lực chủ yếu cho phát triển đô thị.

    Đồng thời, Nghị quyết 06 cũng xác định định hướng Phát triển hệ thống đô thị bền vững theo mạng lưới, phân bổ hợp lý, phù hợp với từng vùng, miền, bảo đảm đồng bộ, thống nhất, cân đối giữa các vùng, miền; phát triển các đô thị có chức năng tổng hợp với quy mô và dân số ở mức hợp lý theo hướng đô thị xanh, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai và dịch bệnh.

    Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung gồm 14 tỉnh từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, chiếm 50% số tỉnh giáp biển của cả nước (14/28 tỉnh, thành phố), với chiều dài đường bờ biển 1.800km, chiếm gần 60% chiều dài bờ biển cả nước và là vùng có quy mô diện tích lớn nhất cả nước (gần 9,59 triệu ha, chiếm 28,93% diện tích cả nước).

    Đây là địa bàn đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, có vị trí trọng yếu trong chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển; là “mặt tiền” của quốc gia, “khúc ruột” của Tổ quốc là “cửa ngõ” ra biển cả, “bệ đỡ” cho các tỉnh Tây Nguyên.

    Kinh tế vĩ mô - Quy hoạch đô thị phải đi trước một bước, tạo nguồn lực phát triển đô thị (Hình 2).

    Cảng biển Nghi Sơn (Thanh Hoá) nằm trong vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung.

    Vùng hiện có 9 sân bay, trong đó có 3 sân bay quốc tế; nhiều cảng biển lớn như: Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây, Tiên Sa, Dung Quất, Quy Nhơn, Vũng Rô, Nha Trang, Cam Ranh. Đó là những điều kiện thuận lợi để Vùng phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững, nhất là kinh tế biển, và phát triển đồng bộ cả 3 lĩnh vực: Công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ; gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền, biển đảo của Tổ quốc.

    Theo ông Hiển, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có sự kết hợp đa dạng giữa các dạng địa hình như đồng bằng ven biển, dãy núi, rừng và bãi biển tạo nên một cảnh quan thiên nhiên đặc biệt.

    Tuy nhiên, khí hậu của vùng khắc nhiệt, “sáng chắn bão giông, chiều ngăn nắng lửa”, đặc biệt là dưới tác động của biến đổi khí hậu với cường độ, tần suất của loại hình thiên tai ngày càng khốc liệt, khó dự đoán hơn, đe dọa nghiêm trọng tới cuộc sống người dân và quá trình phát triển đô thị, là một trong những nơi dễ bị tổn thương nhất trước các tác động của biến đổi khí hậu.

    Vì vậy, để triển khai thực hiện thành công các chủ trương, định hướng và giải pháp đã được nêu tại các Nghị quyết 06 và Nghị quyết 148 của Chính phủ cũng như Nghị quyết 26 thì còn rất nhiều khó khăn, thách thức đặt ra cho chúng ta.

    Do vậy trong khuôn khổ hội thảo này, ông Hiển mong muốn các chuyên gia Pháp, các quý vị đại biểu là lãnh đạo các UBND tỉnh, lãnh đạo các sở liên quan trong vùng trao đổi, thảo luận và chia sẻ về những kinh nghiệm hữu ích về quy hoạch và phát triển bền vững đô thị thuộc Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung của Việt Nam.

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU