noel giáng sinh vui vẻ
Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024
spot_img
More
    Trang chủGiải tríQuả nhân sâm nghìn năm trong Tây du ký 1986 và sự...

    Quả nhân sâm nghìn năm trong Tây du ký 1986 và sự thật bất ngờ?

    Để giúp chuyên gia dựng cảnh tạo nên quả nhân sâm cho bộ phim lừng danh “Tây Du Ký” phiên bản 1986, củ đậu chính là đạo cụ được dùng.

    Giải trí - Quả nhân sâm nghìn năm trong Tây du ký 1986 và sự thật bất ngờ?

    Sau khi thu phục Sa Ngộ Tĩnh, vượt qua khảo nghiệm của bốn vị Nữ Thánh, Đường Tăng cùng các đồ đệ tiếp tục tiến bước trời Tây, một ngày nọ ghé vào núi Vạn Thọ, trên núi có Ngũ Trang đạo quán, là nơi cư ngụ của Trấn Nguyên đại tiên.

    Nơi đây có một thức báu lạ thường, từ khi vũ trụ còn hỗn độn mới chia, trời đất còn mờ mịt chưa phân, đã có thứ cây linh thiêng này. Trong bốn đại bộ châu của thiên hạ chỉ có quán Ngũ Trang thuộc Tây Ngưu Hạ Châu là có cây này thôi, tên gọi là “thảo hoàn đơn”, lại có tên nữa là “nhân sâm quả”.

    Trong nguyên tác, tác giả Ngô Thừa Ân miêu tả loại nhân sâm trên 3.000 năm mới ra hoa, 3.000 năm sau nữa mới kết quả, muốn quả chín ăn được lại phải đợi thêm 3.000 năm nữa. Người nào có phúc được ngửi quả ấy một lần sẽ sống thọ 360 tuổi, ăn được một quả thì sẽ sống mãi 47.000 năm.

    Giải trí - Quả nhân sâm nghìn năm trong Tây du ký 1986 và sự thật bất ngờ? (Hình 2).

    Đường Tăng hoảng hốt khi lầm tưởng những trái nhân sâm là bào thai chỉ vài tuần tuổi.

    Khi bốn thầy trò bước vào Ngũ Trang quán, hai tiểu đồng của Trấn Nguyên Tử đã vâng lời dặn dò, mang hai trái nhân sâm tới mời Đường Tăng. Nhưng chúng lại khiến nhân vật Đường Tăng (Uông Việt đóng) lầm tưởng là những bào thai mới vài tuần tuổi nên không dám ăn.

    Vì là giống cây không có thực, do đó nữ đạo diễn Dương Khiết đã phải lao công khổ tứ tìm cho ra bằng được “cây nhân sâm” và tạo ra những trái cây hình em bé.

    Trước khi tiến hành quay những cảnh phim trên núi Thanh Thành, đạo diễn đã yêu cầu cho nghệ sĩ thiết kế mỹ thuật Mã Vận Hồng ở lại dưới núi tìm địa điểm quay cảnh cây nhân sâm. Cây cối trên núi thường khá dày và tập trung, không được phép chặt phá, cũng không có khu đất trộng rộng rãi để quay.

    Việc này không quan trọng địa điểm ở đâu, chỉ cần có là được, nếu có chụp lại hình và gửi lên núi cho Dương Khiết xem xét, phù hợp sẽ cho người tiến hành mô phỏng dựng một cây giả thật lớn.

    Giải trí - Quả nhân sâm nghìn năm trong Tây du ký 1986 và sự thật bất ngờ? (Hình 3).

    Hình ảnh “diễn viên” cây nhân sâm trong phim Tây Du Ký tại Tứ Xuyên, Trung Quốc.

    Không lâu sau cũng có tin từ Mã Vận Hồng báo về cho biết đã tìm thấy “cây nhân sâm”, đó chính là cây ngân hành của nhân vật lịch sử Trương Tòng đời Hán cho trồng với tuổi đời hơn 1.700 năm, chiều cao 6,3m. Cây nằm ngay trong công viên văn hóa Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên. Bất ngờ hơn là địa điểm đó lại cũng là phần đất có khu mộ phần của cha đẻ đạo diễn Dương Khiết.

    Giải trí - Quả nhân sâm nghìn năm trong Tây du ký 1986 và sự thật bất ngờ? (Hình 4).
    Giải trí - Quả nhân sâm nghìn năm trong Tây du ký 1986 và sự thật bất ngờ? (Hình 5).

    Củ đậu là “cha đẻ” của quả nhân sâm.

    Về những quả nhân sâm trong nguyên tác, hình thù đã được Dương Khiết đã cho mời nghệ sĩ mỹ thuật Trương Liệt Quân từ Kịch viện Nghệ thuật Nhân dân Tứ Xuyên tới giúp sức và tạo ra số lượng lớn quả nhân sâm như yêu cầu của nữ đạo diễn. Sau khi bàn bạc kỹ lưỡng, họ quyết định sử dụng củ đậu của vùng Tứ Xuyên để tạo nên những quả nhân sâm huyền thoại.

    Trương Liệt Quân dùng dao khắc củ đậu thành hình em bé trong tư thế ngồi, sau đó phủ lớp màu thực phẩm bên ngoài một cách khéo léo sao cho giống trái cây nhất có thể.

    Giải trí - Quả nhân sâm nghìn năm trong Tây du ký 1986 và sự thật bất ngờ? (Hình 6).

    Tôn Ngộ Không dùng gậy vàng hái trộm nhân sâm.

    Giải trí - Quả nhân sâm nghìn năm trong Tây du ký 1986 và sự thật bất ngờ? (Hình 7).

    Hai huynh đệ Ngộ Không và Sa Tăng cùng thưởng thức trái nhân sâm một cách ngon lành.

    Chỉ trong vòng một thời gian ngắn, vị chuyên gia mỹ thuật này đã tạo ra hàng trăm quả nhân sâm như mong muốn của đạo diễn Dương Khiết. Khi xem Tây du ký, nếu tinh mắt, khán giả sẽ thấy lúc Tôn Ngộ Không cắn một miếng từ quả nhân sâm, lòng bàn tay của nhân vật bị dính một ít phẩm màu.

    Sau khi quay xong các cảnh quay của Tây Du Ký trên núi, cả đoàn kéo nhau xuống núi đến nơi có cây ngân hành trong nội thành Thành Đô để quay những phân cảnh còn lại. Trước khi quay, đạo diễn Dương Khiết đã một mình đến khu mộ liệt sĩ Thập Nhị Kiều trong công viên để viếng thăm phần mộ của cha bà.

    Bát Giới xúi giục Ngộ Không hái trộm nhân sâm!

    Hương Giang (t/h)

     

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU