noel giáng sinh vui vẻ
Thứ hai, Tháng mười một 25, 2024
spot_img
More
    Trang chủĐời sống - Xã hộiGiáo dụcPhụ huynh "oằn vai" vì các khoản phí cho con đi học

    Phụ huynh “oằn vai” vì các khoản phí cho con đi học

    Chuyên gia cho rằng cần có những chính sách học phí cho từng đối tượng nhằm đảm bảo đời sống người dân được ổn định.

    Mới đây, Hà Nội đã công bố dự thảo nghị quyết về học phí năm học 2023-2024, dự kiến phụ huynh sẽ phải đóng nhiều tiền hơn từ 2 – 4 lần.

    Trước đó năm 2022, Hà Nội quyết định tăng học phí theo Nghị định 81, nhưng do ảnh hưởng dịch Covid-19, thành phố Hà Nội đã chi hơn 1.100 tỷ đồng để cấp bù phần chênh lệch tăng so với năm 2021 và hỗ trợ 50% học phí. Trong năm học tới, với việc Hà Nội dự kiến giữ khung học phí và không tiếp tục chính sách hỗ trợ (trừ bậc tiểu học), phụ huynh có thể sẽ phải đóng nhiều tiền hơn.

    Cụ thể, ở khu vực thành thị, mức học phí với học sinh mầm non, THCS tăng gần 2 lần, từ 155.000 đồng lên 300.000 đồng/tháng. Ở xã miền núi, học sinh THPT đóng 100.000 đồng/tháng, tăng hơn 4 lần so với mức cũ là 19.000 đồng/tháng, còn bậc mầm non, THCS có mức đóng tăng hơn 2 lần, từ 24.000 đồng lên 50.000 đồng.

    Nên có lộ trình phù hợp

    Đây sẽ không phải là chi phí duy nhất sẽ tăng trong thời gian tới mà phụ huynh phải đối mặt, giá sách giáo khoa cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm đặc biệt đối với các gia đình có con học lớp 4,8,11 khi năm nay, Chương trình GDPT 2018 sẽ triển khai đối với 3 lớp này.

    Ngoài tiền mua sách giáo khoa, các khoản phí mà cha mẹ phải trang bị cho con em mình còn bao gồm tiền đồng phục, tiền ăn, tiền bán trú, các khoản quỹ, phí xây dựng trường,…Cộng tất cả các khoản lại cho mỗi học sinh sẽ là khoản lớn cho phụ huynh.

    Giáo dục - Phụ huynh 'oằn vai' vì các khoản phí cho con đi học

    Phụ huynh Đào Trần Linh băn khoăn với những thông báo về học phí cho năm học mới.

    Chị Đào Trần Linh có con lên lớp 4 tại Trường Tiểu học Trung Tự (Đống Đa, Hà Nội) cho biết trước các thông tin về học phí tăng gia đình cũng rất băn khoăn. Bởi ngoài các khoản thu “cứng” được kê khai, cũng còn rất nhiều chi phí khác, chưa kể tiền học thêm cũng là số tiền không hề nhỏ.

    “Mặc dù lương tăng nhưng các chi phí đều tăng thì chúng tôi vẫn khó ổn định cuộc sống, thậm chí lương không đủ sống. Đối với gia đình có 2 con đều ở độ tuổi đi học sẽ rất càng lo lắng khi giá cả leo thang như vậy. Tôi nghĩ vẫn cần thêm những chính sách hỗ trợ để phụ huynh giảm bớt gánh nặng bởi kinh tế vẫn chưa phục hồi hoàn toàn”, chị Linh bày tỏ.

    Cùng quan điểm, chị Ngọc Mỹ (Ba Đình, Hà Nội) có 2 con học lớp 5 và lớp 12 cũng cho rằng năm học tới phải tính toán nhiều hơn trong sinh hoạt gia đình, “Các con đều đang học cuối cấp nên đầu tư lại càng nhiều hơn, mọi thứ đều tăng cùng một lúc khiến chúng tôi khó xoay sở, việc giãn thời điểm tăng để có sự chuẩn bị sẽ tốt hơn là ngay trong năm nay”, chị Mỹ cho biết.

    Giáo dục - Phụ huynh 'oằn vai' vì các khoản phí cho con đi học (Hình 2).

    GS.TS Phạm Tất Dong – Cố vấn Hội Khuyến học Việt Nam.

    Học phí thể hiện chính sách của Nhà nước đối với người dân

    Trao đổi với Người Đưa Tin, GS.TS Phạm Tất Dong – Cố vấn Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng sau đại dịch Covid-19 đời sống người dân vẫn chưa hoàn toàn phục hồi nhất là những người lao động phổ thông vì vậy tăng học phí sẽ khó lòng chịu được.

    “Muốn tăng học phí phải tính đến tăng ở mức độ nào và thành phần nào được hỗ trợ, tránh ồ ạt cào bằng. Nếu nền kinh tế phát triển, học phí giữ nguyên đã thể hiện an sinh xã hội. Nhưng nếu tăng lương cũng tăng học phí và các chi phí sinh hoạt khác thì vẫn là như nhau”, ông Dong chia sẻ.

    Bên cạnh đó, chuyên gia cũng bày tỏ băn khoăn ngoài học phí có tăng những loại phí khác như các khoản quỹ có tăng hay không? Bởi nhìn vào học phí thấy được chính sách của Nhà nước nhưng thông qua phụ phí thì thể hiện chính sách của địa phương, nhà trường.

    GS.TS Phạm Tất Dong cho biết: “Phụ huynh sợ những chi phí khác tăng hơn là tiền học, đơn giản bởi những khoản thu đó nhiều hơn học phí rất nhiều, thậm chí là vô tội vạ”.

    Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết thành phố xây dựng mức thu học phí căn cứ theo quy định Nghị định 81 và các điều kiện kinh tế – xã hội hiện nay. 

    Cụ thể, mức thu nhập bình quân năm 2022 của người dân thành phố đã tăng so với năm 2021 là 7,01%; chỉ số giá tiêu dùng năm 2022 tăng 3,4% so với năm 2021. Đáng chú ý, chỉ số giá tiêu dùng bình quân 4 tháng đầu năm 2023 tăng 1,81% so với cùng kỳ năm 2022. 

    Bên cạnh đó, từ ngày 1/7/2023, mức lương cơ bản tăng từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng, tăng 20%.

    Theo quy định của Trung ương, hằng năm, căn cứ điều kiện kinh tế – xã hội, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế và khả năng chi trả của người dân, địa phương được quyết định mức học phí cụ thể trong khung quy định của Chính phủ với tỉ lệ tăng không quá 7,5%.

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU