noel giáng sinh vui vẻ
Chủ Nhật, Tháng mười một 24, 2024
spot_img
More
    Trang chủĐời sống - Xã hộiQuan điểmPhiên họp giả định toàn thể “Quốc hội trẻ em” sẽ diễn...

    Phiên họp giả định toàn thể “Quốc hội trẻ em” sẽ diễn ra ngày 10/9

    Đoàn đại biểu trẻ em tiêu biểu toàn quốc tham dự phiên họp đã được giới thiệu, tìm hiểu thông tin cơ bản về Quốc hội, tập huấn các kỹ năng của ĐBQH.

    Chương trình Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ I – năm 2023 do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội tổ chức.

    Đây là hoạt động nhằm thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em; khẳng định sự quan tâm của  lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

    Vào sáng mai (10/9), Phiên họp giả định toàn thể sẽ diễn ra tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội do 263 đại biểu trẻ em tham gia điều hành. Phiên họp giả định toàn thể có sự tham dự của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam Vương Đình Huệ và các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương.

    Trong khuôn khổ Chương trình Phiên họp giả định, sáng 9/9, tại Nhà Quốc hội, Đoàn đại biểu trẻ em tiêu biểu toàn quốc tham dự phiên họp đã được giới thiệu, tìm hiểu thông tin cơ bản về Quốc hội, tập huấn các kỹ năng của ĐBQH và tiến hành sơ duyệt chuẩn bị cho Phiên họp giả định toàn thể.

    Đối thoại - Phiên họp giả định toàn thể “Quốc hội trẻ em” sẽ diễn ra ngày 10/9

    Phiên họp giả định toàn thể sẽ diễn ra tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội.

    Tại buổi tập huấn, các đại biểu trẻ em tiêu biểu toàn quốc đã được thông tin về vị trí, vai trò của Quốc hội, đại biểu Quốc hội. Đồng thời, tiến hành tập huấn kỹ năng, cách thức sử dụng trang thiết bị tương tác tại Tòa nhà Quốc hội.

    Giới thiệu về Quốc hội, Vụ trưởng Vụ Công tác đại biểu Nguyễn Hải Long cho biết, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội có ba chức năng chính, bao gồm: Lập pháp; Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; giám sát tối cao hoạt động của Nhà nước.

    Quốc hội Việt Nam làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số. Hiệu quả hoạt động của Quốc hội được bảo đảm bằng hiệu quả của các kỳ họp của Quốc hội, hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội và hiệu quả của sự phối hợp hoạt động với Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan, tổ chức khác.

    Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là 5 năm, kể từ ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa đó đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá sau. Sáu mươi ngày trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Quốc hội khoá mới phải được bầu xong.

    Đối thoại - Phiên họp giả định toàn thể “Quốc hội trẻ em” sẽ diễn ra ngày 10/9 (Hình 2).

    Vụ trưởng Vụ Công tác đại biểu Nguyễn Hải Long.

    Thông thường, Quốc hội Việt Nam họp thường lệ mỗi năm 2 kỳ do Uỷ ban thường vụ Quốc hội triệu tập. Tuy nhiên, Uỷ ban thường vụ Quốc hội có thể triệu tập phiên họp bất thường theo quyết định của mình, hoặc khi Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ hoặc khi có ít nhất 1/3 tổng số Đại biểu Quốc hội yêu cầu.

    Các cuộc họp của Quốc hội đều công khai, một số phiên họp được truyền hình và phát thanh trực tiếp. Đại diện cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang, cơ quan báo chí, công dân và khách quốc tế có thể được mời dự các phiên họp công khai của Quốc hội.

    Tổng số đại biểu Quốc hội không quá 500 người, bao gồm đại biểu hoạt động chuyên trách và đại biểu hoạt động không chuyên trách. Ủy ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội. Quốc hội thành lập các cơ quan chuyên môn gồm: Hội đồng dân tộc và 09 Ủy ban.

    Để các đại biểu trẻ em tiêu biểu dễ tiếp cận và nắm bắt về hoạt động của Quốc hội, các kỹ năng của đại biểu Vụ trưởng Vụ Công tác đại biểu Nguyễn Hải Long cũng đã có những chia sẻ thông qua các tình huống và câu hỏi thực tế.

    Đối thoại - Phiên họp giả định toàn thể “Quốc hội trẻ em” sẽ diễn ra ngày 10/9 (Hình 3).

    Đại biểu trẻ em tiêu biểu được hướng dẫn các kỹ năng, cách thức sử dụng trang thiết bị tương tác.

    Bên cạnh đó, trong buổi tập huấn các đại biểu trẻ em tiêu biểu còn được hướng dẫn các kỹ năng, cách thức sử dụng trang thiết bị tương tác tại Tòa nhà Quốc hội và tiến hành sơ duyệt chuẩn bị cho Phiên họp toàn thể giả định “Quốc hội trẻ em” diễn ra vào ngày 10/9.

    Tại Phiên họp giả định, trẻ em được đóng vai, giả định mình được là đại biểu Quốc hội tham gia Phiên họp của Quốc hội để thảo luận về 2 chủ đề: Bảo vệ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng và phòng, chống tai nạn thương tích, bạo lực, xâm hại trẻ em. Các ý kiến của đại biểu trẻ em nêu trong Phiên họp giả định sẽ được gửi đến lãnh đạo các bộ, ngành và các cơ quan của Quốc hội.

    Đối thoại - Phiên họp giả định toàn thể “Quốc hội trẻ em” sẽ diễn ra ngày 10/9 (Hình 4).

    Tại Phiên họp giả định, trẻ em được đóng vai, giả định mình được là đại biểu Quốc hội.

    Theo chương trình, chiều cùng ngày, các đại biểu trẻ em sẽ tham gia Phiên thảo luận tổ tại Khách sạn Khăn Quàng Đỏ. Đại biểu trẻ em được phân thành 08 tổ, mỗi tổ từ 30 -35 em.

    Tại tổ, các đại biểu trẻ em tham gia thảo luận tập trung vào các nội dung liên quan đến 2 chủ đề của Phiên họp toàn thể. Các ý kiến thảo luận tại tổ sẽ được tổ trưởng tổ thảo luận tổng hợp và trình bày trong Phiên toàn thể.

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU