noel giáng sinh vui vẻ
Thứ hai, Tháng mười một 25, 2024
spot_img
More
    Trang chủĐời sống - Xã hộiQuan điểmPhát triển ngành logistics: Càng chậm càng chịu cạnh tranh lớn

    Phát triển ngành logistics: Càng chậm càng chịu cạnh tranh lớn

    Để tận dụng hết cơ hội của EVFTA, doanh nghiệp logistics Việt Nam cần có những giải pháp nâng cao năng lực, trong đó cần phát triển đội tàu lớn của riêng mình.

    Chưa thể làm chủ được cuộc chơi vì câu chuyện logistics

    Chia sẻ tại tọa đàm “Giải pháp thúc đẩy ngành logistics tận dụng cơ hội từ EVFTA” ngày 22/9, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) đã có hiệu lực từ ngày 1/8/2020.

    Nau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực thì khối lượng thương mại hàng hóa trao đổi cũng gia tăng rất nhiều và đặc biệt trong đó thì có những mặt hàng có khối lượng vận chuyển lớn, ví dụ như dệt may, da giày, thủy sản…

    Bên cạnh đó, ngay trong EVFTA, dịch vụ logistics có các cam kết đáng chú ý, theo hướng mở cửa mạnh hơn đáng kể so với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

    Đặc biệt, để đưa được những mặt hàng này đến được khu vực thị trường của EU với chi phí hợp lý và giá thành cạnh tranh, đảm bảo thời gian thì có vai trò rất quan trọng của các doanh nghiệp dịch vụ logistics.

    Đối thoại - Phát triển ngành logistics: Càng chậm càng chịu cạnh tranh lớn

    Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương.

    “Nguyên nhân là bởi khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và EU có thể nói cũng là một vấn đề trong quan hệ thương mại giữa hai bên.

    Thời gian qua, chúng ta cũng đã chứng kiến những sự cố như là vụ tắc nghẽn kênh đào Suez.

    Đấy cũng là yếu tố tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động thương mại giữa hai bên. Tuy nhiên, về tổng thể thì chúng ta thấy rằng, các doanh nghiệp logistics đã sự đóng góp rất quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động thương mại giữa hai bên”, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu chia sẻ.

    Đánh giá về năng lực của doanh nghiệp logistics, ông Trần Thanh Hải cho biết các doanh nghiệp logistics của EU có một lợi thế là quy mô lớn, kinh nghiệm hoạt động lâu năm, trong đó có những doanh nghiệp lớn của EU hiện nay cũng đã có mặt tại Việt Nam như DHL, Maersk…

    Còn về phía Việt Nam, các doanh nghiệp logistics chủ yếu nằm trong lĩnh vực về giao nhận và các thủ tục để có thể giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện công đoạn xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.

    “Sự kết hợp giữa doanh nghiệp logistics Việt Nam với doanh nghiệp của EU cũng còn đang ở trong giai đoạn mà chúng ta cố gắng thiết lập để có thể có sự kết hợp chặt chẽ, giúp đẩy mạnh hiệu quả của hoạt động logistics cũng như là hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với EU”, ông Hải chia sẻ.

    Bên cạnh đó, hệ thống logistics và vận chuyển phải bảo đảm được các yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn và quy trình kiểm soát quốc tế của EU. Đối với hàng xuất khẩu từ Việt Nam, các mặt hàng truyền thống hay các mặt hàng mới cũng cần có sự bảo đảm tốt hơn về chất lượng bảo quản, vận chuyển đặc biệt là nhóm hàng nông sản, mây tre đan, đồ gỗ là những mặt hàng dễ bị thay đổi chất lượng do điều kiện nhiệt độ, môi trường. 

    Đối với các mặt hàng có lộ trình dỡ bỏ thuế sau từ 5 – 10 năm, sự gia tăng nhu cầu vận chuyển có thể muộn hơn nhưng vẫn cần có sự chuẩn bị về phương tiện, thiết bị, quy trình quy chuẩn để vận chuyển các mặt hàng này đáp ứng các cam kết trong Hiệp định EVFTA.

    Ở góc độ doanh nghiệp, ông Lê Hoành Khánh Nhựt, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng cho biết, tận dụng các cơ hội trong cái Hiệp định EVFTA, doanh nghiệp đã tăng cường xuất khẩu, trong năm 2021 cao su Đà Nẵng tăng trưởng xuất khẩu trên 36 % – là một con số rất lớn và đặc biệt trong 8 tháng đầu năm 2022 thì thị phần xuất khẩu cũng đặc biệt tăng. 

    Đối thoại - Phát triển ngành logistics: Càng chậm càng chịu cạnh tranh lớn (Hình 2).

    Ông Lê Hoành Khánh Nhựt, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng.

    Theo TGĐ Cao su Đà Nẵng, logistics là một chi phí rất là lớn trong cấu thành giá trị của sản phẩm, có những thị trường thì logistics chiếm rất lớn. Có những giai đoạn khó khăn như năm 2021 chi phí logistics đã tăng hàng chục lần. Đây cũng là một điểm rất khó khăn để cho các doanh nghiệp cân đối chi phí trong sản xuất.

    “Trong cấu thành giá trị của sản phẩm, doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội đa dạng các nhà vận tải thì mới có yếu tố cạnh tranh.

    Điều đáng nói, chúng ta không có hãng tàu, chính vì thế cho nên bị chi phối bởi các hãng tàu nước ngoài rất nhiều, có những lúc khó khăn rất khó khăn.

    Do đó, Việt Nam nên phát triển trung tâm logistics tại các cảng lớn để đảm bảo được lượng tàu vào ra cho phù hợp và mới làm chủ được cuộc chơi này. Có thể nói rằng bây giờ nếu như chúng ta không đi kịp thì chúng ta sẽ chịu cạnh tranh rất lớn”, ông Nhựt phân tích.

    Chọn làm “thầu phụ” để tăng sự hiện diện

    Ở góc độ doanh nghiệp trong ngành logistics, ông Mai Trần Thuật, Giám đốc phụ trách Supply Chain Solutions, Bee Logistics Group chia sẻ, khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực đã tạo ra rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp logistics ở Việt Nam.

    Đặc biệt là cùng với xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc thì các doanh nghiệp của EU đầu tư vào Việt Nam rất nhiều. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp logistics có thêm việc làm và doanh thu trong giai đoạn Covid-19.

    Bản thân các doanh nghiệp như Bee Logistics cũng đi trước đón đầu, hợp tác với các hãng lớn để làm thầu phụ cho họ, để gia tăng sự hiện diện của doanh nghiệp logistics Việt Nam với các doanh nghiệp của châu Âu.

    Nhìn chung, các cam kết của EVFTA trong lĩnh vực dịch vụ so với một số các hiệp định khác có nhiều điểm nổi bật hơn, có mức độ mở cửa thị trường cao hơn một số hiệp định khác, kể cả CPTPP.

    Tuy nhiên, ông Ngô Chung Khanh cũng chia sẻ, đối với thách thức, những cam kết từ EVFTA đối với ngành dịch vụ như logistics là không ít.

    Thứ nhất, thách thức đầu tiên là thách thức từ cạnh tranh. Khi chúng ta mở cửa thêm thì các doanh nghiệp logistics EU vào Việt Nam thì cơ hội ở một số dịch vụ sẽ mất đi.

    Thứ hai là doanh nghiệp Việt Nam sẽ cạnh tranh lẫn nhau để dành nguồn hàng.

    Cuối cùng là doanh nghiệp logistics vốn không mạnh về vốn, công nghệ và đặc biệt là nhân lực.

    Đối thoại - Phát triển ngành logistics: Càng chậm càng chịu cạnh tranh lớn (Hình 3).

    Ông Mai Trần Thuật, Giám đốc phụ trách Supply Chain Solutions, Bee Logistics Group.

    Chia sẻ nỗi lo với các doanh nghiệp, ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, thời gian vừa qua Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cũng đã dành sự quan tâm rất lớn để hỗ trợ cho dịch vụ này phát triển. 

    Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định 200 năm 2017, trong đó có đề cập về kế hoạch hành động phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ logistics đến năm 2025 và trên cơ sở đó, Bộ Công Thương, các bộ, ngành, địa phương cũng đã có những kế hoạch cụ thể để triển khai và hỗ trợ cho các doanh nghiệp. 

     “Chúng ta nhìn thấy sự thay đổi rất mạnh mẽ ở trong các lĩnh vực như hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông như mở rộng thêm các tuyến đường, xây dựng tuyến cao tốc mới, có những cảng biển, sân bay mới…

    Bên cạnh đó, môi trường kinh doanh và việc hỗ trợ cho doanh nghiệp logistics cũng là một yếu tố mà các cơ quan nhà nước hiện nay đang tích cực triển khai để hỗ trợ doanh nghiệp có thể tiếp cận được với trình độ quốc tế cũng như có thể vươn ra được những thị trường ở bên ngoài”, ông Trần Thanh Hải cho hay.

     

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU