noel giáng sinh vui vẻ
Thứ bảy, Tháng mười một 23, 2024
spot_img
More
    Trang chủThị trườngDoanh nghiệp"Ông lớn" vận tải biển VOSCO báo lỗ sau hơn 2 năm

    “Ông lớn” vận tải biển VOSCO báo lỗ sau hơn 2 năm

    Trong quý III/2023, VOSCO lỗ ròng hơn 23 tỷ đồng và là quý đầu tiên doanh nghiệp này lỗ kể từ quý II/2022.

    Theo báo cáo tài chính mới công bố, CTCP Vận tải Biển Việt Nam (VOSCO, HoSE: VOS) ghi nhận doanh thu quý III/2023 đạt gần 716 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2022 (gần 712 tỷ đồng). 

    Tuy nhiên, công ty này lại lỗ gộp khoảng 3 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức lãi gộp trên 257 tỷ đồng cùng kỳ năm 2022. Điều này là do giá vốn hàng bán lên tới gần 719 tỷ đồng, tăng mạnh 1,6 lần so với cùng kỳ, khiến công ty rơi vào tình trạng kinh doanh dưới giá vốn.

    Trong kỳ, hoạt động tài chính của VOSCO có nhiều sự biến động khi doanh thu hoạt động tài chính cao gấp 2.2 lần cùng kỳ lên hơn 19 tỷ đồng. Trong khi đó, chi phí tài chính lại có xu hướng giảm đến 40% so với cùng kỳ, ở mức trên 9 tỷ đồng.

    Ngoài ra, công ty cũng tiết giảm các loại chi phí khác khi chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đều giảm ở mức 44% và 33% so với cùng kỳ.

    Tuy nhiên, khấu trừ các chi phí, VOSCO vẫn ghi nhận lỗ ròng hơn 23 tỷ đồng trong quý III, trong khi đó cùng kỳ ghi nhận lãi hơn 154 tỷ đồng. Đây là quý lỗ đầu tiên của doanh nghiệp này sau hơn 2 năm (kể từ quý II/2021).

    Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, VOSCO ghi nhận doanh thu đạt khoảng 2.278 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước và vượt 43% so với kế hoạch năm. Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế chỉ đạt gần 51 tỷ đồng, “bốc hơi” đến 90% so với cùng kỳ năm trước.

    Theo giải trình, VOSCO cho biết nguyên nhân lợi nhuận giảm chủ yếu do thị trường tàu hàng khô và tàu container giảm sút nhiều so với cùng kỳ khiến hiệu quả kinh doanh của hai đội tàu này bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

    Thị trường container sụt giảm mạnh dẫn đến việc nhiều tàu trước đây cho thuê ra nước ngoài đã quay trở lại khai thác trên thị trường nội địa do không tiếp tục cho thuê được, làm cung tàu vận chuyển trên thị trường nội địa tăng. Trong khi nhu cầu vận chuyển sụt giảm do nhu cầu tiêu dùng và sản xuất hàng hóa giảm mạnh, dẫn đến các hãng phải cạnh tranh gay gắt để giành giật hàng hóa làm cho giá cước vận chuyển giảm sâu.

    Đặc biệt, giai đoạn 9 tháng năm 2022, công ty có khoản lợi nhuận 73.5 tỷ đồng từ tái cơ cấu nợ, trong khi đó cùng kỳ năm nay không ghi nhận.

    Về tình hình tài chính của công ty, tính tới 30/9/2023, tổng tài sản của VOSCO tăng nhẹ so với đầu năm, đạt mức 2.697 tỷ đồng. Trong đó, chiếm tỉ trọng lớn nhất là tài sản cố định gần 1.000 tỷ đồng, giảm 17% so với thời điểm đầu năm. Tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn gấp 2,3 lần đầu năm, lên hơn 60 tỷ đồng; tiền gửi có kỳ hạn là 375 tỷ đồng, tăng 9%; khoản phải thu ngắn hạn ở mức 772 tỷ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ.

    Nợ phải trả còn hơn 1.129 tỷ đồng, giảm nhẹ 2% so với đầu năm. Phần lớn trong đó là khoản phải trả người bán ngắn hạn với 407 tỷ đồng và phải trả dài hạn khác là 519 tỷ đồng. Công ty hiện không có nợ vay tài chính. Như vậy dư nợ phải trả của VOSCO chiếm khoảng 42% tổng tài sản.

    Đến hết ngày 30/9/2023, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp này đạt 1.567 tỷ đồng, tăng nhẹ so với con số đầu năm (1.528 tỷ đồng). Công ty này có lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là gần 113 tỷ đồng, quỹ đầu tư phát triển là gần 53 tỷ đồng.

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU