noel giáng sinh vui vẻ
Thứ bảy, Tháng mười một 23, 2024
spot_img
More
    Trang chủThị trườngĐầu tưNửa đầu tháng 11, xuất nhập khẩu giảm hơn 5 tỷ USD

    Nửa đầu tháng 11, xuất nhập khẩu giảm hơn 5 tỷ USD

    Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 11 (1-15/11) đạt 29,43 tỷ USD.

    Xuất khẩu đạt hơn 306 tỷ USD

    Theo Hải Quan online, số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 11 (1-15/11) đạt 29,43 tỷ USD, giảm 14,7% (tương ứng giảm 5,09 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 10/2023.

    Xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI đạt hơn 341 tỷ USD. Nhóm hàng xuất nhập khẩu đầu tiên đạt quy mô 100 tỷ USDXuất nhập khẩu đạt gần 62 tỷ USD trong tháng 10Xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc đạt gần 140 tỷ USDKim ngạch xuất nhập khẩu tiến sát mốc 600 tỷ USD

    Về xuất khẩu, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 11 đạt 14,66 tỷ USD, giảm 18,7% (tương ứng giảm 3,36 tỷ USD) so với kỳ 2 tháng 10/2023.

    Xu hướng thị trường - Nửa đầu tháng 11, xuất nhập khẩu giảm hơn 5 tỷ USD

    Nửa đầu tháng 11, xuất nhập khẩu giảm hơn 5 tỷ USD. Ảnh minh họa từ internet 

    Xuất khẩu kỳ 1 tháng 11 giảm so với kỳ 2 tháng 10/2023 xuất phát từ các nhóm hàng có kim ngạch giảm 100 triệu USD trở lên như:

    Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng giảm 763 triệu USD (tương ứng giảm 29,4%); điện thoại các loại và linh kiện giảm 559 triệu USD (tương ứng giảm 21%); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 479 triệu USD (tương ứng giảm 16,5%); hàng dệt may giảm 139 triệu USD (tương ứng giảm 9,7%); phương tiện vận tải và phụ tùng giảm 137 triệu USD (tương ứng giảm 20,1%)…

    Như vậy, tính từ đầu năm đến hết 15/11, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 306,06 tỷ USD, giảm 6,4% tương ứng giảm 20,96 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2022.

    Các nhóm hàng giảm mạnh hàng tỷ USD như: điện thoại các loại và linh kiện giảm 6,52 tỷ USD (tương ứng giảm 12,4%); hàng dệt may giảm 4,22 tỷ USD (tương ứng giảm 12,7%); giày dép các loại giảm 3,73 tỷ USD (tương ứng giảm 17,7%); máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng giảm 2,78 tỷ USD (tương ứng giảm 7%)…

    Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cũng ghi nhận kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong kỳ 1 tháng 11 đạt 10,55 tỷ USD, giảm 19,2% (tương ứng giảm 2,51 tỷ USD) so với kỳ 2 tháng 10/2023.

    Lũy kế từ đầu năm đến hết ngày 15/11, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI đạt 222,94 tỷ USD, giảm 7,6% (tương ứng giảm 18,39 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước, chiếm 73% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

    Nhập khẩu giảm hơn 11%

    Theo Đầu tư Chứng Khoán, tổng trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ này đạt 14,77 tỷ USD, giảm 10,5% (tương ứng giảm 1,73 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 10/2023.

    Trị giá nhập khẩu hàng hóa giảm chủ yếu ở một số nhóm hàng sau: máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 426 triệu USD, giảm 9%; máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng giảm 152 triệu USD, tương ứng giảm 7,6%…

    Như vậy, tính đến hết 15/11/2023, tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 281,62 tỷ USD, giảm 11,7% (tương ứng giảm 37,32 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2022.

    Trong đó, một số nhóm hàng giảm mạnh như: điện thoại các loại & linh kiện giảm 11,24 tỷ USD, tương ứng giảm 59,6%; máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng khác giảm 4 tỷ USD, tương ứng giảm 10,1%; chất dẻo nguyên liệu giảm 2,71 tỷ USD, tương ứng giảm 24,1%; sắt thép các loại giảm 1.82 tỷ USD; tương ứng giảm 16,8% so với cùng kỳ năm 2022.

    Theo Tổng cục Hải quan, trị giá nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI trong kỳ này đạt 9,55 tỷ USD, giảm 11% (tương ứng giảm 1,18 tỷ USD) so với kỳ 2 tháng 10/2023.

    Tính đến hết ngày 15/11/2023, tổng trị giá nhập khẩu của nhóm các doanh nghiệp FDI đạt 181,09 tỷ USD, giảm 12,7% (tương ứng giảm 26,39 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2022, chiếm 64,4% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.

    Đào Vũ (T/h)

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU