noel giáng sinh vui vẻ
Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024
spot_img
More
    Trang chủThị trườngNhững mặt hàng nông sản dự kiến xuất khẩu chủ lực trong...

    Những mặt hàng nông sản dự kiến xuất khẩu chủ lực trong nửa cuối 2023

    Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự kiến trong nửa cuối năm 2023, một số mặt hàng sẽ là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của ngành nông nghiệp Việt Nam.

    Thông tin từ VTC News, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố kết quả phát triển thị trường xuất khẩu nông sản Việt Nam nửa đầu 2023 và định hướng trong nửa cuối 2023.

    Trong đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự kiến trong nửa cuối năm 2023, các mặt hàng sau sẽ là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của ngành nông nghiệp Việt Nam.

    Xuất khẩu rau quả dự kiến mang về trên 5 tỷ USD

    Thống kê từ Tổng cục Hải quan, tháng 6/2023, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 662 triệu USD, tăng 155,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung, nửa đầu năm 2023, xuất khẩu rau quả đạt gần 2,7 tỷ USD, tăng hơn 60% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Trung Quốc là khách hàng lớn nhất, chiếm 65,8% kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam 6 tháng đầu năm nay (cùng kỳ năm ngoái là 47,5%). Thị trường này đã chi gần 1,77 tỷ USD để mua các loại rau quả Việt, tăng 120% so với cùng kỳ 2022. Thị trường Trung Quốc mở cửa trở lại sau dịch là lợi thế lớn đối với xuất khẩu rau quả Việt Nam.

    Ngoài Trung Quốc, rau quả xuất khẩu sang các thị trường khác như Mỹ, Australia và EU đều ghi nhận mức tăng từ 5 – 10% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Dự báo xuất khẩu rau quả năm nay sẽ thu về 5 tỷ USD, hoặc cao hơn.

    Kinh tế vĩ mô - Những mặt hàng nông sản dự kiến xuất khẩu chủ lực trong nửa cuối 2023

    Dự báo xuất khẩu rau quả năm nay sẽ thu về 5 tỷ USD, hoặc cao hơn. Ảnh minh họa từ internet 

    Xuất khẩu gạo năm 2023 dự kiến đạt trên 4 tỷ USD

    Thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, 6 tháng đầu năm nay nước ta xuất khẩu 4,24 triệu tấn gạo, thu về 2,26 tỷ USD, tăng 21,3% về lượng và tăng 32,2% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

    Giá gạo xuất khẩu bình quân 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt 539 USD/tấn, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm 2022. Đây cũng là mức giá xuất khẩu cao nhất 10 năm qua của hạt gạo Việt.

    Tuy nhiên, triển vọng ngành gạo được đánh giá là tương đối tích cực trong 6 tháng cuối năm do sản lượng gạo tại nhiều quốc gia sản xuất tại châu Á đứng trước nguy cơ sụt giảm trước tác động của El Nino, điều này sẽ thúc đẩy nhu cầu cũng như giá gạo trên thị trường quốc tế.

    Đáng chú ý, trước thông tin Ấn Độ – “ông lớn” chiếm 40% sản lượng xuất khẩu gạo thế giới – đang xem xét cấm xuất khẩu mặt hàng này.

    Dự báo, xuất khẩu gạo cả năm nay sẽ thu về trên 4 tỷ USD.

    Cà phê

    Xuất khẩu cà phê 6 tháng đầu năm 2023 đạt 140,6 nghìn tấn, trị giá 377,23 triệu USD, giảm 6,1% về lượng và giảm 1,9% về trị giá so với tháng 5/2023, so với tháng 6/2022 tăng 2,3% về lượng và tăng 19,6% về trị giá.

    Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt trên 1 triệu tấn, trị giá 2,39 tỷ USD, giảm 3,1% về lượng, nhưng tăng 2,3% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

    Dự báo, từ nay đến cuối năm, xuất khẩu cà phê gặp thuận lợi khi nhu cầu tăng trong khi nguồn hàng không được cải thiện. Dự báo, sản lượng cà phê năm nay giảm đến 10 – 15%/năm do thời tiết không thuận lợi.

    Kinh tế vĩ mô - Những mặt hàng nông sản dự kiến xuất khẩu chủ lực trong nửa cuối 2023 (Hình 2).

    Dự báo xuất khẩu rau quả năm nay sẽ thu về 5 tỷ USD, hoặc cao hơn. Ảnh minh họa từ internet 

    Hạt điều

    Xuất khẩu hạt điều 6 tháng đầu năm 2023 của Việt Nam đạt gần 279,43 nghìn tấn, trị giá 1,63 tỷ USD, tăng 11,9% về lượng và tăng 8,8% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

    Tháng 6/2023, giá xuất khẩu bình quân hạt điều của Việt Nam đạt mức 5.735 USD/tấn, giảm 3,3% so với tháng 5/2023 và giảm 6,5% so với tháng 6/2022. Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, giá xuất khẩu bình quân hạt điều của Việt Nam đạt mức 5.853 USD/tấn, giảm 2,7% so với cùng kỳ năm 2022.

    Trong 6 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu hạt điều sang các thị trường Mỹ, Hà Lan, Đức, Australia…giảm, trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc, Anh, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống, Ả rập Xê út, Canada, Nhật Bản tăng so với cùng kỳ năm ngoái.

    Xuất khẩu hồ tiêu

    Xuất khẩu hồ tiêu 6 tháng đầu năm 2023 đạt 498 triệu USD, giảm 11% so với cùng kỳ. Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam ước đạt mức 3.184 USD/tấn, giảm 29,7% so với cùng kỳ năm 2022.

    6 mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực nửa cuối năm 2023, kỳ vọng hút tỷ USD – 5

    Xuất khẩu hồ tiêu 6 tháng đầu năm 2023 tăng về lượng nhưng giảm về giá trị.

    Trong những tháng cuối năm, xuất khẩu hồ tiêu dự báo tiếp tục khó khăn do các thị trường lớn phục hồi chậm, lượng hàng tồn từ năm trước cũng là nguyên nhân khiến các nhà nhập khẩu giảm bớt thu mua.

    Xuất khẩu thủy sản

    6 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 4,15 tỷ USD, giảm 27,1% so với cùng kỳ năm 2022.

    Cụ thể, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Mỹ đạt 705,8 triệu USD, giảm 45,9% so với cùng kỳ năm 2022; xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản đạt 712,5 triệu USD, giảm 10,9% so với cùng kỳ năm 2022; xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đạt 634,35 triệu USD, giảm 22,9% so với cùng kỳ năm 2022.

    Dự báo, trong quý III/2023, nhu cầu tiêu thụ thủy sản tại các thị trường chính như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản…tiếp tục bị tác động bởi lạm phát cao.

    Tuy nhiên, lượng tồn kho thủy sản ở các thị trường đang dần được giải tỏa sau thời gian dài các nhà nhập khẩu giảm mua, khiến nhu cầu nhập khẩu thủy sản sẽ dần cải thiện và có khả năng phục hồi nhẹ trong quý IV/2023.

    Đây sẽ là yếu tố hỗ trợ xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong các tháng cuối năm 2023.

    Dù vậy, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam dự báo, mục tiêu xuất khẩu đặt ra với ngành thủy sản trong năm 2023 là 10 tỉ USD nhiều khả năng sẽ không đạt được.

    Theo báo Đầu Tư, theo công bố kết quả phát triển thị trường xuất khẩu nông sản Việt Nam nửa đầu 2023 và định hướng xuất khẩu trong nửa cuối 2023 của Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn, tổng kim ngạch xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm đạt 24,59 tỷ USD, giảm 11,1% so với cùng kỳ năm 2022. Nguyên nhân được xác định là do tình hình suy thoái kinh tế chung trên toàn cầu, lạm phát cùng với hàng tồn kho nhập từ 2022 vẫn còn tại nhiều thị trường trọng điểm khiến đơn hàng xuất khẩu nông-lâm-thủy sản giảm.

    Tuy nhiên, bên cạnh sự suy giảm xuất khẩu của nhóm hàng lâm sản, thủy sản với tỷ lệ tương ứng 28,2% và 27,4% so với cùng kỳ năm 2022, nhiều doanh nghiệp trong nước đã tận dụng tốt cơ hội để gia tăng xuất khẩu vào Trung Quốc và một số quốc gia khác, khi các nước này đẩy mạnh nhập khẩu lương thực phục vụ cho nhu cầu dự trữ, đảm bảo an ninh lương thực. Nhờ đó, xuất khẩu gạo, rau quả, điều, cà phê tăng tưởng ứng 34,7%, 64,2%, 7,7%, 3% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó xuất khẩu gạo và rau quả gia tăng đột biến.

    Đào Vũ (T/h)

     

     

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU