noel giáng sinh vui vẻ
Thứ hai, Tháng mười một 25, 2024
spot_img
More
    Trang chủĐời sống - Xã hộiGiáo dụcNhiều trường đại học rục rịch tăng học phí: Đối mặt với nhiều...

    Nhiều trường đại học rục rịch tăng học phí: Đối mặt với nhiều nỗi lo

    Sau hai năm không tăng theo quy định của Chính phủ, nhiều cơ sở giáo dục đại học dự kiến tăng 10 – 20% học phí năm 2023 – 2024.

    Nhiều trường đại học rục rịch tăng học phí

    Đại học Ngoại thương dự kiến áp dụng mức học phí với tân sinh viên 2023 – 2024, tăng 5 -10 triệu đồng so với năm ngoái. Cụ thể chương trình đại trà là 25 triệu đồng/năm học, chương trình chất lượng cao, định hướng nghề nghiệp và phát triển quốc tế là 45 triệu đồng/năm. So với năm học 2022 – 2023, mức học phí mới này dự kiến tăng 5 triệu đồng/năm. Học phí với chương trình tiên tiến dự kiến là 70 triệu đồng/năm, tăng 10 triệu; còn chương trình Quản trị khách sạn, Marketing số, Kinh doanh số, Truyền thông Marketing tích hợp vẫn giữ mức 60 triệu đồng.

    Năm nay, Học viện Tài chính dự kiến mức học phí 22 – 24 triệu đồng/năm với các ngành đào tạo chương trình chuẩn (tăng 10 – 20% so với hiện tại). Học phí với chương trình chất lượng cao tăng lên 48 – 50 triệu đồng/năm.

    Học viện Báo chí và Tuyên truyền dự kiến nâng mức thu hệ đại trà từ hơn 440.000 đồng lên thành hơn 500.000 đồng/tín chỉ với khóa tuyển sinh mới sắp tới. Với hệ chất lượng cao, sinh viên phải nộp gần 1,5 triệu đồng/tín chỉ, trong khi mức cũ là 1,3 triệu đồng.

    Trường đại học Điện lực đưa ra mức học phí năm tới là 16 – 18 triệu đồng/năm (tăng 14% so với năm trước). Trường đại học FPT tăng học phí chính khóa 28,7 triệu đồng/học kỳ, tương đương cả năm là 57,4 triệu đồng.

    Trường đại học Luật Hà Nội quy định đối với sinh viên chương trình chất lượng cao, mức thu trong năm học 2023 – 2024 gần 6 triệu đồng/tháng, tương đương 60 triệu đồng/năm học. Lộ trình tăng học phí năm 2024 – 2025 là gần 7,2 triệu đồng/tháng, năm học 2025 – 2026 hơn 8,5 triệu đồng/tháng.

    Trường đại học Giao thông – Vận tải, mức học phí dự kiến tăng 10%. Trong đó, khối kỹ thuật 415.800 đồng/tín chỉ; khối kinh tế 353.300 đồng/tín chỉ. Các ngành học của Trường đại học Ngoại thương cũng tăng học phí so với những năm trước (chương trình tiên tiến tăng 10 triệu đồng so với mức hiện tại).

    Trường Đại học Kinh tế Quốc dân năm học 2022 – 2023 học phí hệ chính quy chương trình chuẩn từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng/năm học. Năm học tới, học phí được Nhà trường dự kiến từ 16 triệu đồng đến 22 triệu đồng/năm.

    Trường đại học Y dược Cần Thơ, học phí tăng 13 triệu đồng so với năm 2022. Năm ngoái mức học phí bình quân 24,6 triệu đồng/năm, năm nay tăng lên 37,6 triệu đồng/năm.

    Trường Đại học Y Dược Cần Thơ dự kiến thu học phí bình quân cho khoá sinh viên mới năm học 2023 – 2024 là 37,6 triệu đồng/năm học (tăng 13 triệu so với năm ngoái). Trường chưa công bố học phí chi tiết với từng ngành học. Năm ngoái, trường dự kiến thu học phí ngành Y khoa, Răng – Hàm – Mặt, Dược học với mức 44,1 triệu đồng một năm. Ngành Y học cổ truyền, Y học dự phòng có mức học phí dự kiến 39,2 triệu đồng. Các ngành học khác, học phí từ 29,4 – 34,3 triệu đồng. Các mức này đều tăng so với học phí 24,6 triệu đồng của năm 2021.

    Đại học Y Dược Tp.HCM cũng tăng học phí cho năm học tới. Cụ thể, ngành Y tế công cộng tăng học phí mạnh nhất với 45 triệu đồng/năm học (tăng 8 triệu đồng so với năm ngoái). Các ngành Điều dưỡng, Điều dưỡng chuyên ngành Gây mê hồi sức, Hộ sinh, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng, Dinh dưỡng thu học phí 41,8 triệu đồng/năm học, (tăng 4,8 triệu đồng). Ngành có mức tăng thấp hơn là Y học dự phòng, Y học cổ truyền với học phí 45 triệu đồng/năm học, (tăng 3,2 triệu đồng). Trong đó, ba ngành giữ nguyên học phí là Răng – Hàm – Mặt, Y khoa, Dược học, thu lần lượt 77, 74,8 và 55 triệu đồng/năm.

    Giáo dục - Nhiều trường đại học rục rịch tăng học phí: Đối mặt với nhiều nỗi lo

    Nhiều trường đại học đồng loạt dự kiến tăng học phí năm học 2023 – 2024 khiến nhiều sinh viên lo lắng. Ảnh minh họa.

    Nỗi lo “học phí tăng gấp đôi”, chuyên gia nhận đình gì?

    Theo báo Đầu Tư, học phí là nguồn lực tài chính quan trọng trong việc đầu tư cho ngành giáo dục. Tuy vậy, phải cân nhắc và thận trọng khi đưa ra mức học phí. Các chuyên gia cho rằng, 3 năm qua, đại dịch Covid-19 khiến nhiều gia đình lâm vào cảnh khó khăn. Học phí tăng cao sẽ làm khó nhu cầu học tập của sinh viên.

    Xét trong bối cảnh hiện nay, Covid-19 khiến nhiều ngành, nghề, lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề, bởi thế, việc tăng học phí mầm non, giáo dục phổ thông công lập và đại học cần phải có sự phân tích, đánh giá tác động đầy đủ mọi mặt. Mức học phí thấp hay cao phải so với mức thu nhập bình quân của người dân.

    Khi tăng học phí, các cơ sở đào tạo, các địa phương cần có những tính toán khoa học, cụ thể về việc tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP), lạm phát, từ đó đưa ra mức tăng học phí hợp lý; đồng thời, phải có cơ chế, chính sách hỗ trợ phù hợp đối với những đối tượng khó khăn, yếu thế (học bổng, miễn giảm học phí).

    Nói về lý do tăng học phí, đại diện một số cơ sở giáo dục cho rằng, bởi kinh phí nhà nước cấp cho giáo dục quá thấp, không tăng học phí thì khó cải thiện chất lượng giáo dục. Lý giải này thoạt nghe có vẻ phù hợp, song ở một khía cạnh khác cho thấy sự thiếu trách nhiệm của cấp quản lý. Việc tăng học phí thực chất đã đẩy gánh nặng cho người dân, nhất là những người có điều kiện kinh tế còn khó khăn.

    Chia sẻ xoay quanh vấn đề này, TS. Lê Viết Khuyến, Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng, việc nhiều trường đồng loạt tăng học phí có thể sẽ khiến những học sinh giỏi nhưng không đủ khả năng kinh tế phải nghỉ học.

    Theo ông Khuyến, không thể so sánh mức học phí của đại học trong nước với nước ngoài, mà cần nhìn lại thu nhập bình quân của người dân hiện nay ở mức bao nhiêu so với các quốc gia khác trên thế giới. “Tôi cho rằng, tư duy muốn tăng chất lượng phải tăng chi phí là chưa chuẩn. Bộ GD&ĐT cần xem xét lại với những ngành đặc thù, nhất là các trường khối ngành y dược, kinh tế…”, ông Khuyến nói.

    Trong khi đó, TS. Hoàng Ngọc Vinh, nguyên vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD&ĐT), các trường không tăng học phí thì không thể đảm bảo chất lượng giáo dục. Nhưng tăng học phí thế nào và các chính sách để đảm bảo sự bình đẳng trong tiếp cận giáo dục đại học cho người học là điều cần phải tính.

    Ông Vinh cũng cho rằng, nếu không làm tốt vấn đề quản trị về tài chính, trường đại học không có đủ kinh phí để thuê giảng viên giỏi, không thể đầu tư cho cơ sở vật chất, khi đó chất lượng giáo dục không đảm bảo. Vì vậy, các trường cần cải thiện năng suất và hiệu quả quản lý, khi đó chi phí sẽ giảm.

    Chính phủ đồng ý tăng học phí đại học

    Theo báo Vnexpress, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý phương án các đại học và cơ sở giáo dục nghề tăng học phí từ năm học tới, theo lộ trình đã định từ năm 2021.

    Thông tin được đưa ra tại cuộc họp của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà với lãnh đạo Bộ GD&ĐT, chiều 10/5. Phó Thủ tướng đồng ý phương án cho các trường đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tăng học phí theo lộ trình Nghị định 81 năm 2021 của Chính phủ.

    Cụ thể từ năm tới, mức trần học phí đối với các trường đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên (chưa tự chủ) là 1,41-2,76 triệu đồng một tháng, tuỳ từng khối ngành. Mức thu cũ là 980 nghìn đến 1,43 triệu đồng.

    Những trường đã tự bảo đảm chi thường xuyên được thu mức tối đa bằng hai lần mức trên (2,8-5,5 triệu đồng). Những trường tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư được thu cao nhất gấp 2,5 lần (3,5-6,9 triệu đồng).

    Đặc biệt với chương trình đào tạo đạt kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT hoặc theo tiêu chuẩn nước ngoài, các đại học được tự xác định học phí nhưng phải công khai với người học và xã hội.

    Việc tăng học phí đã được nhiều trường thực hiện sau mùa tuyển sinh 2022. Tuy nhiên đến cuối năm, Chính phủ yêu cầu các trường chưa tăng, nhằm hỗ trợ học sinh sinh viên sau Covid-19 và lạm phát. Các trường đã trả lại hoặc chuyển sang học phí kỳ sau đối với phần tiền đã thu.

    Đặc biệt, tùy mô hình trường đại học, tùy chương trình đào tạo, mức thu học phí sẽ khác nhau. Một trường đại học có thể có nhiều chương trình đào tạo như đại trà, chất lượng cao, liên kết.

    Thông tin trên báo Đại Biểu Nhân Dân, Nghị định 81 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ học tập, giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo được ban hành từ ngày 27/8/2021. Theo Nghị định 81 thì việc tăng học phí sẽ được áp dụng từ năm học 2022-2023.

    Cụ thể, từ năm học 2022-2023, học phí của cơ sở giáo dục công lập tăng theo lộ trình hàng năm. Cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên thực hiện theo khung học phí (mức trần, mức sàn) theo lộ trình điều chỉnh không quá 7,5%/năm từ năm học 2022-2023 để bù đắp độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng và dự kiến cơ bản tính đủ chi phí vào năm 2030.

    Với các cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên thực hiện theo khung học phí từ năm học 2022-2023 đến năm học 2025-2026, lộ trình điều chỉnh không quá 12,5%/năm từ năm học 2026-2027. Việc này do thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học quyết định, căn cứ vào điều kiện kinh tế xã hội của cả nước và các chỉ số lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm.

    Tuy nhiên, thời gian qua, việc thực hiện Nghị định 81 còn khó khăn. Đặc biệt, từ năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên tác động toàn diện đến nền kinh tế nước ta. Để chia sẻ khó khăn với phụ huynh, học sinh thì Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 165 ngày 20/12/2022 về giữ nguyên mức học phí các cơ sở giáo dục công lập qua ba năm học 2020-2021, 2021-2022 và 2022-2023.

    Trúc Chi (t/h

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU