noel giáng sinh vui vẻ
Thứ bảy, Tháng mười một 23, 2024
spot_img
More
    Trang chủThị trườngKinh tế vĩ môNhiều người thường nói Bộ KH&ĐT “đã tự lấy đá ghè chân...

    Nhiều người thường nói Bộ KH&ĐT “đã tự lấy đá ghè chân mình”

    Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhắc đến việc nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước từng nói “nhiệm vụ nào khó và không biết giao cho ai thì giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư”.

    Sáng 11/1, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH&ĐT) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 tại NIC Hoà Lạc. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và có bài phát biểu chỉ đạo.

    Nhiệm vụ nào khó và không biết giao cho ai thì giao Bộ KH&ĐT

    Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Chí Dũng – Bộ trưởng Bộ KH&ĐT nêu rõ, đất nước ta đã đi qua 1/3 chặng đường thực hiện Chiến lược 10 năm, hơn nửa chặng đường thực hiện Kế hoạch 5 năm theo các Nghị quyết của Đảng và Quốc hội.

    Theo Bộ trưởng, trong đầu tư công, năm 2023 Bộ nỗ lực khắc phục bằng được tình trạng đầu tư dàn trải, manh mún, chia cắt, lợi ích cục bộ để tập trung nguồn lực đầu tư các công trình, dự án lớn, đường cao tốc, liên vùng, ven biển… các “quả đấm thép” cho đột phá hạ tầng của đất nước và các địa phương.

    Cụ thể, đã giảm từ khoảng 60 chương trình mục tiêu giai đoạn 2011-2015 xuống 21 chương trình giai đoạn 2016-2020, đến nay chỉ còn 3 chương trình mục tiêu quốc gia trong giai đoạn 2021-2025.

    Cắt giảm khoảng 12.000 dự án sử dụng ngân sách Trung ương trong giai đoạn 2016-2020 xuống dưới 5.000 dự án trong giai đoạn 2021-2025 để tập trung đầu tư trọng tâm, trọng điểm những dự án lớn, quan trọng, nền tảng kết cấu hạ tầng của nền kinh tế, quan tâm thực hiện mục tiêu đến năm 2025 có khoảng 3.000 km đường cao tốc và đến năm 2030 có khoảng 5.000 km.

    Kinh tế vĩ mô - Nhiều người thường nói Bộ KH&ĐT “đã tự lấy đá ghè chân mình”

    Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại hội nghị.

    Trong quy hoạch, chúng ta đã kiên định, kiên trì trình Quốc hội qua 3 Kỳ họp để ban hành Luật Quy hoạch. Cắt giảm hơn 20.000 quy hoạch trước đây xuống còn 111 quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia và 39 quy hoạch kỹ thuật, chuyên ngành; từ 50 quy hoạch ngành cấp tỉnh tích hợp trong 1 quy hoạch tỉnh duy nhất.

    Qua đó, khắc phục tình trạng quản lý chia cắt, cục bộ, tổ chức lại không gian phát triển của các ngành và địa phương; vận dụng hiệu quả cơ chế thị trường để loại bỏ hơn 3.000 quy hoạch sản phẩm các loại, giúp loại bỏ hàng nghìn điều kiện kinh doanh và giấy phép con.

    Bộ trưởng nhấn mạnh, có được thành tựu này là nhờ sự nỗ lực vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các địa phương, doanh nghiệp, nhân dân cả nước; sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong đó có sự đóng góp của toàn ngành Kế hoạch – Đầu tư và Thống kê nói chung và Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói riêng.

    “Như có đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã nói “nhiệm vụ nào khó và không biết giao cho ai thì giao Bộ KH&ĐT””, Bộ trưởng nói.

    Kinh tế vĩ mô - Nhiều người thường nói Bộ KH&ĐT “đã tự lấy đá ghè chân mình” (Hình 2).

    Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự hội nghị.

    Ông Dũng cũng nêu rõ, trong công tác kế hoạch hóa, quản lý Nhà nước, chúng ta đã thay đổi tư duy mạnh mẽ, tăng cường phân cấp, phân quyền triệt để, tập trung vào nghiên cứu những vấn đề lớn của đất nước ở tầm vĩ mô, như chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, thể chế, mô hình kinh tế mới…

    Cũng từ đó, giờ đây cán bộ Bộ KH&ĐT đã nâng cao được năng lực nghiên cứu, hình thành tư duy pháp lý, xây dựng chính sách… đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

    “Đây chỉ là 3 trong rất nhiều điểm mới mà Bộ KH&ĐT đã tham mưu cho cấp có thẩm quyền để phê duyệt tổ chức thực hiện, từ bỏ lợi ích riêng để vì cái chung của đất nước. Như nhiều người thường nói Bộ Kế hoạch và Đầu tư “đã tự lấy đá ghè chân mình”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng phát biểu.

    Về hạn chế, ông Dũng đưa ra 5 vấn đề lớn, nhấn mạnh năng lực, trình độ chuyên môn của một bộ phận làm công tác tham mưu còn hạn chế, chưa đồng đều, thiếu tư duy, tầm nhìn chiến lược, tự thỏa mãn, chưa chủ động nghiên cứu, không theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

    “Vẫn còn tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”; kỷ luật, kỷ cương hành chính có lúc, có nơi còn chưa nghiêm”, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT nhấn mạnh.

    Một số cá nhân còn đùn đẩy, né tránh, sợ sai, sợ trách nhiệm, thiếu khát vọng cống hiến, chưa làm tròn trách nhiệm, chưa đáp ứng yêu cầu công việc; đời sống của một bộ phận cá nhân còn khó khăn.

    Hoàn thành 100% các đề án, nhiệm vụ được Chính phủ giao

    Trước đó báo cáo tại hội nghị, ông Trần Quốc Phương – Thứ trưởng Bộ KH&ĐT nêu rõ, trong Chương trình công tác năm 2023 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ KH&ĐT là Bộ có số lượng đề án được giao nhiều nhất (chiếm trên 16%).

    “Đến nay, Bộ đã hoàn thành 100% các đề án, nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao trong Chương trình công tác, không nợ đọng”, ông Phương cho hay.

    Kinh tế vĩ mô - Nhiều người thường nói Bộ KH&ĐT “đã tự lấy đá ghè chân mình” (Hình 3).

    Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương báo cáo tại hội nghị.

    Về công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật, Bộ đã hoàn thành nhiệm vụ báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội thông qua 2 đạo luật quan trọng là Luật Đấu thầu (sửa đổi) và Luật Hợp tác xã (sửa đổi) và 8 Nghị quyết của Quốc hội.

    Bộ đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; trình Chính phủ ban hành Chương trình hành động và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

    Đồng thời, Bộ đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan tổ chức thẩm định 5 quy hoạch vùng, 59/63 quy hoạch tỉnh (trong đó 50 quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt) bảo đảm phát triển có trọng tâm, trọng điểm, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, bền vững tài nguyên.

    Bộ Kế hoạch và Đầu tư với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư công đã triển khai quyết liệt các giải pháp để đẩy mạnh giải ngân gắn với nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công ngay từ đầu năm.

    “Nhờ đó, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã có những cải thiện rõ rệt qua từng tháng, là động lực quan trọng để hỗ trợ tăng trưởng nền kinh tế năm nay, tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 ước đạt khoảng 95%, cao hơn năm 2022 khoảng 3,58 điểm % (91,42%)”, ông Phương nêu.

    Về thúc đẩy đổi mới sáng tạo, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia thuộc Bộ KH&ĐT chính là hạt nhân, là đầu tàu tiên phong, khẳng định được vai trò, vị thế và uy tín của Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia nói riêng và của Bộ KH&ĐT nói chung.

    Trong bài phát biểu, Thứ trưởng cũng nhấn mạnh đến việc năm 2023 được đánh giá là năm thành công thu hút vốn FDI, theo đó, trong năm nay vốn FDI vào nước ta đạt kỷ lục 36,6 tỷ USD với hàng loạt dự án chất lượng cao như các dự án sản xuất điện thoại, linh kiện điện tử, sản xuất chip….

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU