noel giáng sinh vui vẻ
Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024
spot_img
More
    Trang chủThế giớiNguyên liệu từ Ukraine vẫn đang "tuồn" sang Nga để sản xuất...

    Nguyên liệu từ Ukraine vẫn đang “tuồn” sang Nga để sản xuất máy bay, tên lửa

    Tinh quặng titan có nguồn gốc từ Ukraine đã được bán cho các công ty trung gian có trụ sở tại Ba Lan, Hungary, Cộng hòa Séc, Slovakia… và từ đó được “tuồn” sang Nga.

    Trong bối cảnh cuộc chiến gay gắt ở Ukraine vẫn dai dẳng chưa có hồi kết, ngành công nghiệp quốc phòng Nga vẫn tiếp tục nhận được từ quốc gia láng giềng Đông Âu nguyên liệu thô để sản xuất titan, tờ Kyiv Post hôm 7/8 dẫn một phóng sự điều tra gần đây của hãng thông tấn RBC-Ukraine cho biết.

    Theo những người trong ngành công nghiệp titan, một phần đáng kể titan nguyên liệu thô xuất khẩu từ Ukraine đang được “tuồn” vào Nga thông qua các bên trung gian.

    Mặc dù bản thân Ukraine không sản xuất titan kim loại hoặc các sản phẩm hoàn chỉnh của nó, nhưng nước này xuất khẩu tinh quặng titan – thứ sau đó được xử lý và sử dụng ở nhiều quốc gia khác nhau.

    Công ty Khai thác mỏ và Hóa chất Thống nhất UMCC Titanium thuộc sở hữu nhà nước Ukraine – nhà khai thác titan lớn nhất châu Âu – đã xuất khẩu một lượng quặng titan đáng kể là 82.200 tấn trong 9 tháng (từ tháng 7/2022 đến tháng 4/2023) khi xung đột quân sự Nga-Ukraine chưa từng hạ nhiệt.

    Các nguồn tin trong ngành công nghiệp titan Ukraine chỉ ra rằng, một phần đáng kể các lô hàng này có đích đến cuối cùng là ở Nga.

    Thế giới - Nguyên liệu từ Ukraine vẫn đang 'tuồn' sang Nga để sản xuất máy bay, tên lửa

    Một phần đáng kể nguyên liệu thô titan xuất khẩu từ Ukraine đến Nga thông qua các công ty trung gian có trụ sở tại Ba Lan, Hungary, Cộng hòa Séc, Slovakia, Montenegro… Ảnh: Front News

    Phóng sự điều tra của RBC-Ukraine tiếp tục tiết lộ rằng tinh quặng titan có nguồn gốc từ Ukraine đã được bán cho các công ty trung gian có trụ sở tại Ba Lan, Hungary, Cộng hòa Séc, Slovakia…

    Đáng chú ý, các công ty này có công dân Nga là người sáng lập và đã bị phát hiện có hoạt động kinh doanh với Nga, phóng sự điều tra của RBC-Ukraine chỉ ra.

    RBC-Ukraine nêu ví dụ cụ thể một trong số các công ty này là Nadezda Invest D.O.O. có đăng ký kinh doanh tại Budva (Montenegro), do ông Sergey Orekhov và ông Vladislav Nechiporenko đồng sáng lập.

    Nadezda chủ yếu thu mua titan tetraclorua – tiền thân quan trọng của nhiều loại vật liệu chứa titan, bao gồm kim loại titan, bột màu titan dioxit, bột kim loại titan và hợp kim titan… được sử dụng rộng rãi trong nhiều ứng dụng công nghiệp, bao gồm hàng không vũ trụ, ô tô, y tế và các ngành công nghiệp hiệu suất cao khác.

    Ngoài ra, công ty LL-resources GmbH của Áo, do ông Anatoly Zaitsev (đến từ St. Petersburg) điều hành, đã mua titan xốp từ ZTMK – nhà sản xuất titan xốp duy nhất của châu Âu có trụ sở tại vùng Zaporizhzhia.

    Cytleon s.r.o. – một công ty của Cộng hòa Séc do ông Leonid Citlenok đồng sáng lập và đăng ký tại Moscow – cũng đã mua xỉ titan vào tháng 8/2022.

    Các chuyên gia cảnh báo rằng các doanh nghiệp nhà nước Ukraine đang cố ý hoặc vô tình bán các sản phẩm titan cho các công ty trung gian và từ đó được “tuồn” vào Nga.

    Ngày càng có nhiều lo ngại rằng người dùng cuối của các sản phẩm này có khả năng là các nhà máy quân sự.

    Tập đoàn VSMPO-Avisma của Nga – nhà sản xuất titan lớn nhất thế giới – trước đây đã dựa vào nguyên liệu thô của Ukraine và hiện vẫn tiếp tục làm như vậy.

    Các nhà điều tra Ukraine đưa ra cảnh báo “đỏ” vì các sản phẩm của VSMPO-Avisma được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy quân sự để sản xuất máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình và các sản phẩm liên quan đến quốc phòng khác.

    Thế giới - Nguyên liệu từ Ukraine vẫn đang 'tuồn' sang Nga để sản xuất máy bay, tên lửa (Hình 2).

    Các cuộn titan khổng lồ tại xưởng đúc Avisma ở Verkhnaya Salda, Nga. Ảnh: NY Times

    Bắt đầu được sử dụng vào đầu những năm 1960, titan ngày nay đã trở thành một vật liệu ngày càng được ứng dụng phổ biến trong công nghiệp quốc phòng. Đây là loại vật liệu nhẹ có độ bền cao hơn nhiều so với thép và các hợp kim khác.

    Trong công nghệ tên lửa, titan được sử dụng để tạo ra xi-lanh áp suất cao và vỏ cho động cơ tên lửa nhiên liệu rắn. Đối với máy bay, hợp kim titan được sử dụng để chế tạo thân, cánh, động cơ và cánh quạt.

    Theo luật pháp Ukraine, thông tin về trữ lượng quặng titan là bí mật quốc gia. Nhưng theo ước tính của Cục Khảo sát Địa chất Mỹ, Ukraine sở hữu khoảng 20% trữ lượng quặng titan được chứng minh trên thế giới.

    Minh Đức (Theo Kyiv Post, InVenture)

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU