Trang chủThị trườngBất động sảnNgắm những cây cầu làm thay đổi diện mạo Thủ đôBất động sảnNgắm những cây cầu làm thay đổi diện mạo Thủ đôBy Beauty Realm07/10/2023 Hà Nội đã đầu tư xây dựng nhiều cây cầu hiện đại góp phần cải thiện đáng kể tình trạng giao thông trên các tuyến đường huyết mạnh của Thành phố.Cầu Thăng Long bắc qua sông Hồng được xây dựng từ năm 1974 đến năm 1985. Cầu giàn thép dài 3.250m, gồm 2 tầng với 25 nhịp phần cầu chính và 46 nhịp đường dẫn của đường sắt và đường xe thô sơ. Hai làn cầu riêng biệt rộng 3,5m mỗi làn dùng cho phương tiện thô sơ.Phần giữa tầng một là đường dành cho tàu hỏa chạy tuyến Văn Điển – Bắc Hồng và xe máy, xe đạp rộng 11m. Tầng hai có chiều rộng 21m dành cho các loại xe cơ giới; hai làn dành cho người đi bộ tham quan.Cầu Nhật Tân là một cây cầu được xây dựng với tổng mức đầu tư hơn 13.626 tỷ đồng, nối quận Tây Hồ với huyện Đông Anh, kết cấu nhịp của cầu chính theo dạng cầu dây văng nhiều nhịp với 5 trụ tháp hình thoi và 6 nhịp dây văng.Mặt cầu rộng 43,2 m với 8 làn xe cho cả hai chiều, chia thành 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe máy, 2 làn xe buýt phân cách giữa, đường dành cho người đi bộ. Cầu dài 3,9 km và có đường dẫn 5,27 km, trong đó phần chính của cầu qua sông dài 2,5 km. Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng nối quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên, do người Pháp xây dựng từ năm 1898 và hoàn thành vào năm 1902.Cầu có đường sắt đơn ở giữa, hai bên là đường dành cho xe máy, xe đạp và người đi bộ (đi trên đường dành riêng). Đường cho các loại xe là 2,6m và luồng đi bộ là 0,4m.Đoạn qua sông của cầu Long Biên dài 2.290m, phần đường dẫn dài 896m, gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40m (kể cả móng), với đường sắt đơn ở giữa.Nằm song song với cầu Long Biên ở phía Nam (hướng hạ nguồn) là cầu Chương Dương. Năm 1986, cầu Chương Dương được đưa vào sử dụng, trở thành cây cầu quan trọng nhất thời bấy giờ khi giảm tải cho cầu Long Biên.Cầu Chương Dương dài 1.230m, gồm 21 nhịp, chia làm bốn làn xe chạy hai chiều, mỗi bên rộng 5m. Kiến trúc cầu Chương Dương không có gì nổi bật, nhưng điểm nhấn lớn nhất khi cây cầu này được xây dựng và hoàn thành bởi 100% các kĩ sư, công nhân của Việt Nam.Cầu Thanh Trì là cây cầu lớn nhất trong dự án các cây cầu của Hà Nội bắc qua sông Hồng, nối quận Hoàng Mai với quận Long Biên. Cầu chính dài 3.084m với tổng chiều dài hơn 12.000m, rộng 33,10m với 6 làn xe chạy (4 làn xe cao tốc), tốc độ cho phép 100 km/h có tổng mức đầu tư gần 5.700 tỷ đồng.Cầu Đông Trù là một cây cầu bắc qua sông Đuống, nằm trên quốc lộ 5 kéo dài, nối xã Đông Hội, huyện Đông Anh ở phía bắc Hà Nội và phường Ngọc Thụy, quận Long Biên phần phía phía nam Hà Nội.Cầu Đông Trù dài 1,1 km, mặt cắt rộng 55m với 8 làn xe. Ngoài hệ thống đường dẫn hai đầu, cầu gồm 3 nhịp chính trong đó 2 nhịp biên dài 80 m và nhịp giữa sông dài 120m được áp dụng công nghệ mới là cầu vòm ống thép nhồi bê tông, lần đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á.Cầu Vĩnh Tuy nối trung tâm Hà Nội ở địa phận phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng với quận Long Biên (phía Đông Hà Nội).Cây cầu này được đưa vào sử dụng cuối năm 2008 với chiều dài tuyến chính 5.800 m, trong đó phần vượt sông dài 3.700m. Mặt cầu Vĩnh Tuy hiện rộng 19m và đã được quy hoạch mở rộng trong giai đoạn hai lên tới 38m.Cuối tháng 8, dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 chính thức được khánh thành đưa vào sử dụng. Theo đó, cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 được khởi công xây dựng từ tháng 1/2021 với điểm đầu cầu giao với đường Trần Quang Khải – Nguyễn Khoái – Minh Khai (quận Hai Bà Trưng) điểm cuối giao đường Long Biên – Thạch Bàn (quận Long Biên) được thiết kế rộng hơn 19m, quy mô 4 làn xe, bao gồm ba làn ôtô và một làn xe hỗn hợp.Cây cầu được xây dựng theo quy hoạch nhằm hoàn thiện toàn bộ đường Vành đai 2 của Tp.Hà Nội, tăng cường khả năng lưu thông giữa 2 bên bờ sông Hồng, đáp ứng nhu cầu vận tải ngày một tăng nhanh giữa trung tâm Thủ đô với khu vực phía Bắc và Đông Bắc Thành phố.Sau khi hoàn thành giai đoạn 2, cầu Vĩnh Tuy có chiều rộng mặt cắt ngang lớn nhất Hà Nội với 8 làn ôtô. Từ đó sẽ giảm tải cho cầu Vĩnh Tuy 1 thường xuyên ùn tắc, tăng cường lưu thông giữa hai bên bờ sông Hồng.Cầu vượt Ngã Tư Sở có chiều dài là 237 m và chiều rộng là 17,5 m; với 8 trụ, 2 mố, 9 nhịp và 2 đường dẫn. Chi phí tổng cộng cho công trình là 1.139,6 tỷ đồng, với nguồn tiền từ vốn ODA của Nhật Bản và vốn của Chính phủ Việt Nam; trong đó chi phí xây lắp là 224 tỷ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng là 748 tỷ đồng, và 167,1 tỷ đồng là các chi phí khác.Đây là cây cầu dây văng một mặt phẳng và là loại đầu tiên như vậy được xây tại Hà Nội.Cầu vượt Thái Hà nằm tại ngã tư Tây Sơn – Chùa Bộc được khởi công ngày 21/1/2012 và khánh thành 26/4/2012 với chiều dài hơn 249 m, có tổng mức đầu tư 65,5 tỷ đồng. Đây là công trình cầu vượt đầu tiên tại Hà Nội.Cầu vượt Trần Khát Chân tại nút giao Bạch Mai – Phố Huế, khánh thành tháng 8/2013. Cây cầu dài trên 352,4 m được xây dựng bằng kết cấu thép lắp ghép, gồm 2 làn ôtô và 2 làn xe hỗn hợp, tổng mức đầu tư hơn 181 tỷ đồng từ vốn ngân sách thành phố.Cây cầu vượt Láng Hạ tại ngã tư Thái Hà – Huỳnh Thúc Kháng có chiều dài 189m với tổng kinh phí hơn 67 tỷ đồng. Theo thiết kế, cầu vượt Thái Hà và cầu vượt Láng Hạ là 2 cây cầu chỉ dành cho các phương tiện có tải trọng dưới 3 tấn, lưu thông với tốc độ không quá 25 km/h.Cầu vượt Lê Văn Lương với kinh phí hơn 200 tỷ đồng tại nút giao Láng – Láng Hạ, dài 315 m, rộng 9 m với 2 làn ôtô, 2 làn xe máy, khởi công ngày 11/5/2012, thông xe tháng 11/2012.Cầu có kết cấu nhịp dầm thép kết hợp bê tông cốt thép, tổng trọng lượng dầm thép của công trình lên đến trên 1.000 tấn. Đây là cây cầu vượt nhẹ thứ 3 của Hà Nội. Cầu vượt Nguyễn Chí Thanh – Trần Duy Hưng, cắt ngang các tuyến đường Láng, Nguyễn Khang, Nguyễn Ngọc Vũ thông xe từ tháng 12/2012.Cây cầu vượt nối hai tuyến đường Nguyễn Chánh – Hoàng Minh Giám có tổng mức kinh phí đầu tư xây dựng cầu là 148 tỷ đồng.Cầu vượt An Dương – Thanh Niên được khởi công tháng 9/2017 với mức đầu tư gần 312 tỷ đồng có chiều dài 271m, rộng 10m, được lắp đặt, xây dựng bằng kết cấu tường chắn bê tông cốt thép dạng chữ L. Cầu vượt này gồm 7 nhịp, dài 30 – 45 – 60 m. Mỗi nhịp được tổ hợp từ nhiều đốt dầm nhỏ; mỗi đốt dài khoảng 13m, nặng 40 tấn.Gần đây nhất là cầu vượt Nguyễn Văn Huyên cắt ngang qua đường Hoàng Quốc Việt, nối địa bàn các quận Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ có tổng mức đầu tư 560 tỷ đồng. Cây cầu có tổng chiều dài là 278m, rộng 16m.Cầu vượt chữ C tại nút giao Chùa Bộc – Phạm Ngọc Thạch (quận Đống Đa) có tổng mức đầu tư khoảng 150 tỷ đồng được thiết kế dài cầu hơn 320m xây dựng theo kết cấu bằng thép lắp ghép, tổ chức giao thông 2 chiều cho 2 làn xe hỗn hợp theo hướng Chùa Bộc – Phạm Ngọc Thạch có tổng chiều dài tính từ mố cầu 318m, chiều rộng 9m.Cầu vượt Liễu Giai tại nút giao Nguyễn Chí Thanh – Kim Mã. Công trình được khởi công từ ngày 6/6/2013 với tổng mức đầu tư 360 tỷ đồng, trục thông theo hướng Nguyễn Chí Thanh – Liễu Giai với quy mô 4 làn xe (2 chiều), chiều dài cầu và đường dẫn 484 m, mặt cắt ngang cầu 16 m. Cầu đảm bảo cho các loại xe buýt có thể lưu thông.Theo Người đưa tin Link bài gốc: https://www.nguoiduatin.vn/ngam-nhung-cay-cau-lam-thay-doi-dien-mao-thu-do-a629884.htmlTagscầu đông trùcầu long biêncầu nhật tâncầu thăng longcầu Thanh trìcầu vĩnh tuyHà Nội: Ngắm những cây cầu làm thay đổi diện mạo ở Thủ đôthành phố hà nộiTp.Hà Nội đã đầu tư xây dựng nhiều cây cầuChia sẻFacebookTwitterPinterestWhatsApp Bài trướcSức khoẻ chủ dự án Cát Bà Amatina trước khi dừng hợp tác với VinaconexBài tiếpQuá khứ của một hoa hậuĐỌC THÊM Bất động sảnPhân khúc bất động sản nào đang dẫn đầu thị trường Tp.HCM? 10/07/2024 Bất động sảnTp.HCM: Giá thuê phân khúc bất động sản bán lẻ duy trì đà tăng trưởng 09/07/2024 Bất động sảnPhân khúc nào đang có thanh khoản tốt nhất trên thị trường địa ốc? 09/07/2024 - Advertisment -ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU