noel giáng sinh vui vẻ
Thứ bảy, Tháng mười một 23, 2024
spot_img
More
    Trang chủThế giớiLý do Mỹ không thể mạnh tay trong cuộc chiến công nghệ...

    Lý do Mỹ không thể mạnh tay trong cuộc chiến công nghệ với Trung Quốc

    Chỉ bằng một lệnh cấm xuất khẩu hoàn toàn đối với mọi danh mục thiết bị bán dẫn, Mỹ có thể ngăn cản sự phát triển của Trung Quốc, nhưng họ không thể làm như vậy.

    Mỹ không có các cơ sở sản xuất để thay thế hàng nhập khẩu của Trung Quốc nhằm hỗ trợ các nhà thầu quốc phòng và cơ sở hạ tầng cơ bản, do đó, nền kinh tế lớn nhất thế giới dễ bị tổn hại trong trường hợp xảy ra chiến tranh thương mại toàn diện với Trung Quốc, các quan chức chính phủ và doanh nghiệp nước này nhận định.

    Đây cũng là lý do tại sao các quan chức chính quyền Tổng thống Joe Biden buộc phải “phớt lờ” lời kêu gọi cắt đứt hoàn toàn nguồn cung công nghệ cho ngành bán dẫn của Trung Quốc.

    Thất bại của Mỹ

    Một nhóm gồm 10 đảng viên Đảng Cộng hòa tại Hạ viện hôm 14/9 đã viết thư cho Bộ Thương mại Mỹ yêu cầu ngừng xuất khẩu công nghệ chip của Mỹ sang Trung Quốc với lý do các biện pháp kiểm soát xuất khẩu áp đặt vào tháng 10/2022 không mang lại hiệu quả.

    Bức thư của Đảng Cộng hòa trích dẫn các báo cáo gần đây cho biết đã phát triển một mẫu điện thoại thông minh chứa chip 7 nanomet có khả năng hỗ trợ 5G do tập đoàn sản xuất chất bán dẫn quốc tế (SMIC) thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc sản xuất.

    “Chúng tôi vô cùng lo lắng và bối rối về việc Cục Công nghiệp và An ninh (BIS) không thể đưa ra và thực thi một cách hiệu quả các quy tắc kiểm soát xuất khẩu đối với các bên vi phạm, đặc biệt là Trung Quốc”, bức thư có đoạn viết.

    Thế giới - Lý do Mỹ không thể mạnh tay trong cuộc chiến công nghệ với Trung Quốc

    Việc Huawei cho ra đời mẫu điện thoại mate 60 Pro trang bị chip 5G tiên tiến được cho là thất bại của Mỹ trong việc ngăn cản quá trình phát triển công nghệ của Trung Quốc. Ảnh: WSJ

    “Trong hơn 2 năm qua, các ủy ban của chúng tôi và nhiều thành viên Quốc hội đã viết về những lỗ hổng trong các quy tắc nhằm hạn chế công nghệ đối với Huawei, SMIC và những công ty khác. Bất chấp điều này, cũng như áp lực của Quốc hội trong việc áp dụng các chính sách chặt chẽ hơn, Cục Công nghiệp và An ninh (BIS) vẫn tiếp tục cấp giấy phép trị giá hàng trăm tỷ USD cho các công ty do Trung Quốc kiểm soát”, các đảng viên Cộng hòa bày tỏ.

    Các quan chức Mỹ vẫn chưa xác nhận liệu họ có bằng chứng buộc tội SMIC vi phạm các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của nước này hay không. Bộ Thương mại Mỹ cho biết, họ vẫn đang tìm kiếm thêm thông tin về đặc tính và thành phần của con chip 7nm.

    Theo semianalysis.com, một trang web nổi tiếng về ngành công nghiệp bán dẫn, các lệnh trừng phạt của Mỹ đã thất bại. Chip 7 nm của Huawei là bước tiến đáng kinh ngạc về mặt kỹ thuật và được thiết kế với khả năng tương tự như bộ xử lý AI tốt nhất của Nvidia và Qualcomm.

    Theo trang web này, các biện pháp nửa vời sẽ không hiệu quả, nhưng một lệnh cấm xuất khẩu hoàn toàn đối với mọi danh mục thiết bị bán dẫn sẽ ngăn cản sự phát triển của Trung Quốc.

    “Rõ ràng phương Tây vẫn có thể ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc nếu họ hành động quyết đoán hơn”, trang web này kết luận.

    Phụ thuộc lẫn nhau

    Trên thực tế, Mỹ không thể ngăn Trung Quốc sản xuất chip cao cấp như bộ vi xử lý Kiri 9000 mới, trừ khi nước này đóng cửa toàn bộ hoạt động sản xuất chất bán dẫn ở Trung Quốc. Điều đó sẽ kéo theo sự gián đoạn lớn không chỉ của ngành công nghiệp bán dẫn, mà còn của hàng chục ngành công nghiệp phụ thuộc vào nó, gây ra những hậu quả kinh tế nghiêm trọng.

    Điểm yếu của Mỹ là quốc gia này phải nhập khẩu hàng nghìn thiết bị quan trọng từ Trung Quốc để sử dụng cho cơ sở hạ tầng cơ bản và ngành công nghiệp quốc phòng của nước này.

    “Mỹ và các đồng minh đã tự cho phép mình trở thành “con tin” của các tập đoàn Trung Quốc chuyên sản xuất linh kiện điện tử, nam châm công suất cao, bảng mạch in, máy tính, máy bay không người lái, kim loại đất hiếm, tua-bin gió, pin mặt trời, điện thoại di động và pin lithium”, ông Brien Sheahan, cựu quan chức hàng đầu của Mỹ về quản lý năng lượng cho biết.

    Theo ông Sheahan, gần như mọi yếu tố của lưới điện thông minh kỹ thuật số dựa trên công nghệ của Mỹ đều phụ thuộc vào các thành phần do Trung Quốc sản xuất. Năm 2022, Mỹ đã nhập khẩu 33 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc để sản xuất và phân phối điện.

    Thế giới - Lý do Mỹ không thể mạnh tay trong cuộc chiến công nghệ với Trung Quốc (Hình 2).

    Trung Quốc được cho là đã trả đũa các biện pháp hạn chế xuất khẩu chất bán dẫn của Mỹ bằng cách cấm các quan chức chính phủ sử dụng iPhone tại nơi làm việc. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phủ nhận thông tin này. Ảnh: Telegraph

    Các quan chức công nghiệp cho biết, việc thay thế những mặt hàng này bằng sản phẩm trong nước sẽ cần rất nhiều thời gian và chi phí. Trong trường hợp xảy ra chiến tranh thương mại toàn diện, lệnh cấm của Trung Quốc đối với các thành phần quan trọng có thể làm tê liệt cơ sở hạ tầng cơ bản của Mỹ.

    Các nhà thầu quốc phòng Mỹ cũng phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc. Ông Greg Hayes, CEO của Raytheon – nhà sản xuất tên lửa Tomahawk và một số loại tên lửa khác cho biết, công ty của ông có vài nghìn nhà cung cấp ở Trung Quốc và việc tách rời họ là không thể.

    “Chúng tôi có thể giảm rủi ro nhưng không tách rời”, ông Hayes cho biết, đồng thời nói thêm rằng đây cũng là lựa chọn cho các ngành sản xuất của Mỹ nói chung. 

    Đúng là Trung Quốc vẫn phụ thuộc vào phương Tây về nhiều loại thiết bị sản xuất chip, nhưng Mỹ lại phải nhập một lượng lớn nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc. Cả hai đều có khả năng làm tổn thương nhau.

    Câu hỏi đặt ra là liệu họ có làm vậy không. Ngay cả khi huy động toàn lực, Mỹ sẽ phải mất vài năm để xây dựng đủ năng lực sản xuất linh hoạt để thay thế các linh kiện quan trọng của Trung Quốc.

    Nguyễn Tuyết (Theo Asia Times, Al Jazeera)

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU