noel giáng sinh vui vẻ
Thứ hai, Tháng mười một 25, 2024
spot_img
More
    Trang chủThị trườngTài chínhLợi nhuận quý I/2024 của ACB bị bào mòn do đâu?

    Lợi nhuận quý I/2024 của ACB bị bào mòn do đâu?

    ACB đã tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 2 lần lên mức 512 tỷ đồng. Kết quả, ngân hàng báo lãi trước thuế 4.892 tỷ đồng, giảm 5,12% so với cùng kỳ.

    Ngân hàng TMCP Á Châu (HoSE: ACB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2024. Theo đó, ngân hàng ghi nhận thu nhập lãi thuần đạt 6.721,5 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ. 

    Các nguồn thu ngoài lãi của ACB cũng cho thấy kết quả khả quan với lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 18,8% so với cùng kỳ lên 745 tỷ đồng.

    Đáng chú ý, lãi thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư của ngân hàng ghi nhận đạt 204 tỷ đồng, trong khi năm trước, hoạt động này khiến ACB lỗ 1 tỷ đồng. Theo thuyết minh báo cáo tài chính của ngân hàng, ACB có tổng cộng gần 68.000 tỷ đồng chứng khoán đầu tư, giảm 7,4% so với cùng kỳ. Trong đó có 45.959 tỷ đồng chứng khoán sẵn sàng để bán và gần 22.041 tỷ đồng chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn.

    Hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh của ngân hàng cũng ghi nhận khoản lãi tăng 4,5 lần so với cùng kỳ năm trước lên 196 tỷ đồng. Duy chỉ có lãi thuần từ hoạt động khác giảm mạnh 89% so với năm trước xuống 62 tỷ đồng.

    Trong kỳ, chi phí hoạt động khác của ACB tăng mạnh 12 lần so với cùng kỳ năm trước lên gần 110 tỷ đồng. Chi phí hoạt động của ngân hàng cũng tăng từ 448 tỷ đồng cùng kỳ lên 537 tỷ đồng. Kết quả, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của ACB trong quý IV giảm nhẹ 0,1% xuống còn gần 5.405 tỷ đồng.

    Ngân hàng đã gia cố “tấm khiên” ngăn nợ xấu bằng cách tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng lên mức 512 tỷ đồng, tăng 2 lần so với cùng kỳ năm trước. Kết quả, ACB báo lãi trước thuế đạt 4.892 tỷ đồng, giảm 5,12%; lợi nhuận sau thuế tương ứng đạt 3.905 tỷ đồng, giảm 5,6% so với cùng kỳ năm trước.

    Năm 2024, ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 22.000 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc quý I/2024, ngân hàng đã hoàn thành 22,2% mục tiêu đề ra. 

    Tại thời điểm ngày 31/3/2024, tổng tài sản của ACB là 727.298 tỷ đồng, tăng thêm 1,18% so với đầu năm. Trong đó, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác tăng 4,7% lên 120.069 tỷ đồng; tiền cho vay các tổ chức tín dụng khác tăng 6,9 lần lên 1.932 tỷ đồng.

    Mảng chứng khoán kinh doanh cũng tăng từ 7.177 tỷ đồng lên 7.378 tỷ đồng. Cho vay khách hàng đạt gần 506.112 tỷ đồng, tăng 3,8% so với năm trước. Tiền gửi của khách hàng tại ACB là 492.804 tỷ đồng, tăng 2%; tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác của ACB đạt 89.359 tỷ đồng, giảm nhẹ 0,16% so với năm trước.

    Về chất lượng nợ vay, tổng nợ xấu của ACB tại ngày thời điểm cuối tháng 3/2024 ghi nhận ở mức 7.348 tỷ đồng, tăng 24,8% so với hồi cuối năm 2022.

    Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) tăng 25,7% lên 1.182 tỷ đồng, nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) tăng 36,6% so với năm trước lên 1.433 tỷ đồng; và nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) tăng 21,4% lên mức 4,733 tỷ đồng. Kéo theo đó là tỉ lệ nợ xấu/dư nợ vay tăng từ 1,22 % lên 1,47 %.

    Tại diễn biến liên quan, ĐHĐCĐ thường niên 2024 ngày 4/4 vừa qua đã thông qua  kế hoạch năm 2024 với với lợi nhuận trước thuế là 22.000 tỷ đồng. Tổng tài sản dự kiến tăng 12%, lên 805.000 tỷ đồng.

    Huy động vốn (gồm giấy tờ có giá) dự kiến tăng 11%. Tín dụng dự kiến tăng 14%. Đây là mức tăng trưởng tín dụng mà ACB cho là phù hợp với tình hình thị trường, đồng thời tuân thủ hạn mức được NHNN cấp.

    Cổ tức từ lợi nhuận năm 2023 sẽ chia với tỉ lệ 25%, trong đó 15% bằng cổ phiếu và 10% bằng tiền mặt. Vốn điều lệ sẽ tăng lên 45.000 tỷ đồng.

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU