noel giáng sinh vui vẻ
Thứ hai, Tháng mười một 25, 2024
spot_img
More
    Trang chủThị trườngLời cam kết tỷ USD giúp Việt Nam chuyển đổi khỏi nhiên...

    Lời cam kết tỷ USD giúp Việt Nam chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch

    Các đối tác quốc tế đã cam kết huy động khoản đầu tư ban đầu trị giá 7,75 tỷ USD giúp Việt Nam cân bằng giữa các mục tiêu về khí hậu và tăng trưởng kinh tế.

    Việt Nam sẽ theo đuổi nỗ lực ở tầm quốc gia trong khuôn khổ Thỏa thuận Hợp tác Chuyển dịch Năng lượng Công bằng (JETP) nhằm thúc đẩy lĩnh vực năng lượng tái tạo và đẩy nhanh quá trình giảm dần nhiên liệu hóa thạch, đồng thời đầu tư vào các ngành nghề của tương lai và việc làm phù hợp với quá trình chuyển dịch.

    Thông tin trên được Chính phủ Việt Nam công bố tại Hội nghị Thượng đỉnh EU-ASEAN ở Brussels, Bỉ, hôm 14/12.

    Đây được coi là một trong nhiều bước tiến tích cực mà Việt Nam thực hiện nhằm giúp đất nước hiện thực hóa mục tiêu cân bằng phát thải vào năm 2050 như đã cam kết tại Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 (COP26) ở Glasgow, Anh.

    Những mục tiêu đầy tham vọng này chắc chắn cần nguồn vốn đầu tư quy mô tương xứng, ở đó, ngành tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ huy động dòng vốn vào các dự án năng lượng sạch và giảm rào cản trong đầu tư.

    Nhận thức được tầm quan trọng này, Nhóm Các nước Đối tác Quốc tế (IPG) đứng đầu là Liên minh châu Âu (EU) và Vương quốc Anh, cam kết huy động khoản đầu tư ban đầu trị giá 7,75 tỷ USD trong vòng 3-5 năm nhằm giúp Chính phủ Việt Nam triển khai JETP.

    Hưởng ứng tinh thần đó, Liên minh Tài chính Glasgow vì Cân bằng Phát thải (GFANZ), liên minh lớn nhất thế giới tập hợp các định chế tài chính cam kết hướng đến cân bằng phát thải trên cơ sở khoa học, vừa khẳng định sẽ hỗ trợ những nỗ lực này, đặc biệt tập trung vào huy động nguồn vốn tư.

    Xu hướng thị trường - Lời cam kết tỷ USD giúp Việt Nam chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch

    Các tấm pin năng lượng mặt trời và tua-bin gió tại trang trại phong điện Phú Lạc, Bình Thuận. Ảnh: AFP

    “Việt Nam có tiềm năng to lớn để trở thành quốc gia dẫn đầu khu vực về năng lượng sạch. Thông qua hợp tác công tư, chúng ta có thể tăng tốc đầu tư cần thiết để Việt Nam đáp ứng các mục tiêu về khí hậu, tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm mới và đồng thời cải thiện sức khỏe cộng đồng”, ông Michael R. Bloomberg, Đồng Chủ tịch, GFANZ và Đặc phái viên của Liên hợp quốc về Tham vọng và Giải pháp Khí hậu, nhận định.

    Theo đó, GFANZ đã thành lập một nhóm làm việc chuyên trách gồm các định chế tài chính cam kết hướng đến cân bằng phát thải, trong đó HSBC là một trong những thành viên đầu tiên tham gia làm việc với các đối tác nhằm hỗ trợ Việt Nam triển khai JETP thông qua nhận diện những rào cản trong tìm kiếm nguồn đầu tư từ khối tư nhân, thúc đẩy những cải cách cần thiết để tháo gỡ những rào cản này, và xác định hướng tiếp cận có thể giúp huy động tài chính tư quy mô lớn.

    “HSBC cam kết hỗ trợ khách hàng tại các thị trường mới nổi nhằm giảm phát thải theo hướng hỗ trợ duy trì tăng trưởng kinh tế và đảm bảo nguồn cung năng lượng lâu dài”, ông Noel Quinn, Tổng Giám đốc Tập đoàn HSBC, cho biết. “JETP là một cơ chế trong đó chúng tôi có thể tham gia sâu sát vào quá trình đạt được mục tiêu này, và chúng tôi rất mong được làm việc với các đối tác ở Việt Nam nhằm hỗ trợ đất nước chuyển dịch sang cân bằng phát thải”.

    Xu hướng thị trường - Lời cam kết tỷ USD giúp Việt Nam chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch (Hình 2).

    Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cùng đại diện HSBC và các bên tham gia bàn tròn thảo luận về JETP Việt Nam tại COP27 ở Ai Cập, tháng 11/2022. Ảnh do HSBC cung cấp

    Thông qua JETP Việt Nam, các định chế tài chính thành viên của GFANZ – bao gồm HSBC, Bank of America, Citi, Deutsche Bank, Standard Chartered, cùng nhiều tổ chức khác cùng có cam kết khai mở nguồn vốn cho chuyển dịch – có cơ hội để gia tăng đáng kể nguồn tài chính phân bổ vào các doanh nghiệp và dự án phù hợp với mục tiêu chuyển dịch.

    Các thành viên Nhóm làm việc GFANZ đã cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam và IPG hướng tới huy động và tạo điều kiện thu hút ít nhất 7,75 tỷ USD tài chính tư nhằm hỗ trợ hành trình chuyển dịch đầy tham vọng và kế hoạch đầu tư.

    Với tham vọng chung của các bên tham gia, bao gồm tận dụng tài chính công để đẩy mạnh thu hút tài chính tư, cam kết 7,75 tỷ USD ban đầu từ khối công có tiềm năng trong việc thu hút thêm khối lượng lớn từ tài chính tư.

    Mục tiêu của cam kết là đảm bảo duy trì tiến độ cải thiện chính sách trong nước cũng như quốc tế và tạo môi trường thuận lợi hơn; huy động và triển khai nguồn vốn công, bao gồm trong cơ cấu và hình thức phù hợp để giảm rủi ro và thu hút tài chính tư; và lên kế hoạch nhiều dự án mời thầu cạnh tranh phù hợp với định hướng chuyển dịch tham vọng của JETP.

    Trong thời gian tới, Nhóm làm việc GFANZ sẽ bắt đầu làm việc với Việt Nam, IPG, các tổ chức tài chính công và các đối tác JETP khác để triển khai các bước tiếp theo cần thiết cho việc triển khai tầm nhìn của JETP.

    Minh Đức

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU