noel giáng sinh vui vẻ
Thứ hai, Tháng mười một 25, 2024
spot_img
More
    Trang chủĐời sống - Xã hộiQuan điểmLấy năng suất lao động, hiệu quả công tác làm cơ sở...

    Lấy năng suất lao động, hiệu quả công tác làm cơ sở để tăng lương

    Theo ĐBQH Nguyễn Thị Sửu, việc tăng năng suất lao động được đo qua sản phẩm, qua hiệu suất lao động, qua những sản phẩm tạo ra cho cuộc sống.

    Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024. Nghị quyết nêu rõ, từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27 ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.

    Xoay quanh câu chuyện cải cách chính sách tiền lương khu vực công, làm sao tiền lương thực sự là nguồn thu nhập chính, đảm bảo đời sống cho người hưởng lương, Người Đưa Tin (NĐT) đã có cuộc trao đổi với ĐBQH Nguyễn Thị Sửu – Phó Trưởng Đoàn ĐBQH Thừa Thiên – Huế.

    NĐT: Thưa đại biểu, xin bà đánh giá về ý nghĩa của việc Quốc hội thông qua chính sách cải cách tiền lương từ 1/7/2024?

    ĐBQH Nguyễn Thị Sửu: Phải khẳng định, thời gian cải cách tiền lương từ 1/7/2024 là một dấu mốc có tác động tích cực đến cán bộ công chức viên chức, người lao động, người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Đây là điều ai cũng mong đợi.

    NĐT: Theo bà, việc cải cách chính sách tiền lương khu vực công cần phải quan tâm đến những vấn đề gì?

    ĐBQH Nguyễn Thị Sửu: Lĩnh vực công, cán bộ công chức, viên chức, người lao động thuần túy hưởng lương ngân sách thì theo tôi cần có sự xem xét, điều chỉnh một cách phù hợp hơn theo các hướng khác nhau, phù hợp với từng đối tượng.

    Có những nhóm làm việc ở bậc cao, chiến lược thì khuyến khích để đầu tư chất xám, đầu tư thời gian nghiêm túc ra sao?. Song song với đó, nhóm lao động đặc thù nâng mức lương cũng cần khác nhau.

    Đặc biệt, lĩnh vực nào cũng cần có những chuyên gia, nhân tài. Vậy nên, cần có một sự nhìn nhận đánh giá tác động cải cách chính sách tiền lương đối với nhóm nhân tài, chuyên gia, nguồn nhân lực chất lượng cao ở tất cả các lĩnh vực. Bởi, không ai khác, chính họ sẽ là người tư vấn chuẩn nhất trong lĩnh vực chuyên môn.

    Đối thoại - Lấy năng suất lao động, hiệu quả công tác làm cơ sở để tăng lương

    ĐBQH Nguyễn Thị Sửu.

    Đặc biệt, phải quán triệt sâu sắc Nghị quyết 27 đó là, phải coi chính sách tiền lương là một bộ phận đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế – xã hội.

    NĐT: Như đại biểu phân tích, vậy việc trả lương đúng, đó có phải là đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực?  

    ĐBQH Nguyễn Thị Sửu: Đúng là như vậy, bởi nguồn nhân lực chính là một nguồn tài nguyên siêu đặc biệt. Do đó, cải cách chính sách tiền lương tuân thủ theo nguyên tắc phân phối theo lao động và quy luật khách quan của kinh tế thị trường và lấy tăng năng suất lao động, hiệu quả công tác để làm cơ sở để tăng lương. Bởi, tăng năng suất lao động góp phần giúp tăng trưởng nền kinh tế.

    Việc tăng năng suất lao động được đo qua sản phẩm, qua hiệu suất lao động, qua những sản phẩm tạo ra cho cuộc sống.

    NĐT: Vấn đề cải cách chính sách tiền lương tác động đến các đối tượng hưởng lương từ ngân sách, do đó việc cải cách làm sao đảm bảo công bằng đối với mọi đối tượng thụ hưởng, đảm bảo công bằng tại các vùng địa lý là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm, theo đại biểu chúng ta cần làm gì để hài hòa điều này?

    Đối thoại - Lấy năng suất lao động, hiệu quả công tác làm cơ sở để tăng lương (Hình 2).

    Phải đảm bảo được cuộc sống tối thiểu của mỗi cán bộ công chức, viên chức khi cải cách tiền lương.

    ĐBQH Nguyễn Thị Sửu: Muốn đảm bảo được chính sách cải cách tiền lương đảm bảo một cách công bằng, minh bạch, chính đáng ở tất cả mọi miền đất nước trong khu vực công thì cần phải phân tích các nhóm đối tượng. Cùng với đó, theo tôi cần tính toán thêm vùng sâu, vùng xa… hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước một cách hài hòa, tạo động lực để các địa phương có đủ sức tự cân bằng ngân sách, thu đủ chi tạo ra một sự phát triển toàn diện, giảm gánh nặng về ngân sách Nhà nước để ngân sách Nhà nước sử dụng vào những vấn đề vĩ mô.

    Công bằng nhưng phải tương xứng, phải đảm bảo được cuộc sống tối thiểu của mỗi cán bộ công chức, viên chức. Đồng thời đảm bảo cuộc sống gia đình của họ. Bởi, có những gia đình cán bộ, công chức, viên chức là lao động chính. Đặc biệt lưu ý, cán bộ công chức, viên chức thu nhập thấp cần tính toán thêm để tạo động lực sản sinh ra nguồn nhân lực chất lượng cao.

    NĐT: Bà có kỳ vọng như thế nào kể từ ngày 1/7/2024 sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương?

    ĐBQH Nguyễn Thị Sửu: Từ ngày 1/7/2024 sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương mới, tôi kỳ vọng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được hưởng lương trong khu vực công sẽ thấy hài lòng với chính sách cải cách tiền lương lần này và đây cũng là bước đột phá lớn, quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước để ngày càng nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống của người lao động.

    Bên cạnh đó, cán bộ y tế thôn bản, giáo viên, nhân viên của các trường… mức lương cũng chưa đáp ứng được cuộc sống, do đó theo tôi nhóm đối tượng này cũng cần được quan tâm. Được như vậy thì khi ấy, giá trị của cải cách chính sách tiền lương mới toàn diện, khách quan, công bằng, tạo được ổn định thực sự, tạo động lực để làm tốt mọi nhiệm vụ được giao.

    NĐT: Quá trình thực hiện, theo bà cần phải có đánh giá, giám sát như thế trong quá trình thực hiện cải cách chính sách tiền lương này?

    ĐBQH Nguyễn Thị Sửu: Sau khi chính sách cải cách tiền lương đi vào thực hiện, cần phải thực tiễn hóa một cách đồng bộ trên khắp mọi cơ quan trong khu vực công. Đồng thời, cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn và giám sát để chính sách thực sự đi vào cuộc sống.

    NĐT: Xin trân trọng cảm ơn đại biểu!

    Theo Nghị quyết số 104 về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024, về thực hiện chính sách tiền lương, Nghị quyết nêu rõ: Từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII (Nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương bảo đảm từ nguồn cải cách tiền lương tích lũy của ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và một phần bố trí trong dự toán chi cân đối ngân sách nhà nước); điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.

    Đối với các cơ quan, đơn vị hành chính Nhà nước ở Trung ương đang thực hiện cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù: Từ ngày 1/1/2024 đến hết ngày 30/6/2024: Mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng theo cơ chế đặc thù bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm được hưởng tháng 12/2023 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương ngạch, bậc khi nâng ngạch, nâng bậc năm 2024). Trường hợp tính theo nguyên tắc trên, nếu mức tiền lương và thu nhập tăng thêm năm 2024 theo cơ chế đặc thù thấp hơn mức tiền lương theo quy định chung, chỉ thực hiện chế độ tiền lương theo quy định chung để bảo đảm quyền lợi cho người lao động….

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU