Trải qua một tuần giao dịch ảm đạm, thị trường một lần nữa lại đóng cửa trong sắc đỏ với đánh mất ngưỡng quan trọng 1.100 điểm, VN-Index đánh mất trung bình 40 điểm trong 5 ngày giao dịch.
Ngược lại, trong bối cảnh thị trường không mấy tích cực, thanh khoản lại có dấu hiệu cải thiện, giá trị giao dịch bình quân trên ba sàn trong tuần qua đạt khoảng 15.200 tỷ đồng/phiên. Khối ngoại trong tuần đầu năm mới Âm lịch tiếp tục mua ròng 1.860 tỷ đồng.
Ông Thuận Tĩnh, Chuyên viên tư vấn, CTCK Mirae Asset Việt Nam và ông Nguyễn Trọng Minh, Trưởng phòng môi giới, CTCK Yuanta Việt Nam – Co-Founder BigStock, Quản lý tài sản đều chung quan điểm rằng thị trường sẽ cần một thời gian dài để xác định vào xu hướng hồi phục, ít nhất là qua tháng 2/2023.
Người Đưa Tin: Nhìn lại diễn biến VN-Index trong quá khứ, sau kì nghỉ lễ thị trường thường nghiêng về kịch bản tăng. Thế nhưng những phiên gần đây, thị trường đã xuất hiện những phiên điều chỉnh và để mất mốc 1.100 điểm. Liệu trong tuần tới thị trường có khả năng phục hồi?
Với nhận định như vậy, ông cho rằng nhóm ngành nào sẽ dẫn sóng trong nửa đầu năm?
Ông Thuận Tĩnh: Tôi rất bất ngờ với diễn biến thị trường 3 phiên trước Tết và phiên đầu tiên sau Tết. Nhìn lại lịch sử khi cú “nước rút” xảy ra, thị trường sẽ mất từ 20 ngày đến 40 ngày để tạo đáy và vào nhịp tăng mới. Cú “nước rút” gần nhất diễn ra vào 2/12/2022 và mãi đến 26/12/2022 thị trường mới tạo đáy rồi tiếp tục đà tăng như đã diễn ra.
Nhà đầu tư cá nhân từ đó có thể quan sát dòng tiền thị trường và đúc rút kinh nghiệm, để khi thấy thị trường có những phiên “bùng nổ” tăng mạnh về chỉ số và khối lượng giao dịch, thì đó cũng chính là chỉ dấu “nhà tạo lập” đang tạo ra “bẫy tăng giá” để hút dòng tiền mới của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường…và ra hàng.
Từ đây, tôi dự báo thị trường sẽ có tháng 2 không tích cực, bởi có thể sẽ xuất hiện những phiên giảm mạnh đan xen các phiên hồi, để kiểm định những vùng hỗ trợ mạnh hơn như 1.040-1.050 hay thậm chí là vùng 980-1.000, nhằm tạo chiết khấu cũng như hút dòng tiền mới. Trong kịch bản lạc quan, VN-Index sẽ tạo đáy và tăng trở lại từ nửa đầu tháng 3/2023, với mục tiêu 1.150 điểm
Ông Nguyễn Trọng Minh: Trong quá khứ, VN-Index thường tăng điểm số sau kì nghỉ lễ Tết Âm lịch. Tuy nhiên, năm nay VN-Index đã có diễn biến giảm điểm trong tuần đầu tiên sau Tết Âm lịch, tôi cho rằng đây là biến động bình thường, vì trước kì nghỉ lễ, VN-Index đã có những phiên bật tăng rất mạnh. Mốc 1.100 không phải là ngưỡng hỗ trợ quan trong của thị trường. Hiện tại VN-Index vẫn vận động trên MA20 ngày (~1070) nên xu hướng hồi phục của VN-Index vẫn chưa bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, hầu hết các nhóm cổ phiếu lớn như ngân hàng, chứng khoán, thép, dầu khí cũng đang giữ được xu hướng hồi phục. Vì vậy, tôi cho rằng trong các tuần tới thị trường sẽ tiếp tục xu hướng hồi phục.
Về nhóm ngành tiềm năng dẫn sóng đầu năm, tôi cho rằng các ngành cổ phiếu có kết quả kinh doanh tốt trong quý IV/2022 và kì vọng tăng trưởng trong năm 2023 sẽ thu hút dòng tiền và sẽ dẫn dắt thị trường. Cụ thể có thể kể đến như nhóm ngân hàng, đặc biệt là nhóm ngân hàng quốc doanh: VCB, CTG, BID; nhóm khai thác dầu khí: PVS, PVC, PVT…; nhóm mía đường: SBT, QNS, LSS…
Người Đưa Tin: Ông đáng giá thế nào về tiềm năng ngành ngân hàng trong năm 2023 ?
Ông Thuận Tĩnh: Ngành ngân hàng trong năm 2023 sẽ tương đối khó khăn. Với việc FED vừa tăng thêm 0,25% lãi suất lên mức 4,5-4,75% và khả năng sẽ còn tăng thêm ít nhất một lần trong năm nay. Khi đó mặt bằng lãi suất huy động sẽ tăng, các Ngân hàng thương mại (NHTM) tại Việt Nam sẽ dồi dào nguồn tiền huy động từ người dân.
Tuy nhiên, áp lực từ phía Ngân hàng Nhà nước yêu cầu giảm lãi suất cho vay khiến các NHTM bị giảm mạnh biên lãi thuần (NIM), điều này ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận kỳ vọng của các NHTM, bởi tín dụng chiếm tới 70% lợi nhuận của ngành này.
Song, ngành ngân hàng ở Việt Nam có những đặc thù riêng, đó là những câu chuyện riêng về: chia cổ tức bằng tiền cao và những năm gần đây là cổ phiếu để tăng vốn, câu chuyện M&A, câu chuyện bán vốn cho đối tác chiến lược,…Những điều này sẽ giúp ngành ngân hàng “cầm cự” trước khó khăn “lãi suất cao – biên lợi nhuận giảm”, giúp thị trường có những cú sóng ngắn hạn trong năm.
Vì vậy, tôi tiếp tục kỳ vọng ngành ngân hàng sẽ là ngành dẫn sóng để giúp VN-Index đạt mốc 1.150, dù chưa phải thời điểm tháng 2 này. Chiến lược của tháng này tôi khuyến nghị nhà đầu tư, đó là xem xét gia tăng tỉ trọng nhóm ngân hàng và cả chứng khoán tại các vùng hỗ trợ mạnh của VN-Index đã nói ở trên.
Ông Nguyễn Trọng Minh: Với bối cảnh vĩ mô và các vấn đề kinh tế xảy ra trong năm 2022 chưa được giải quyết đó là bài toán về trái phiếu doanh nghiệp và thị trường bất động sản đóng băng, tôi cho rằng ngành ngân hàng trong năm 2023 sẽ có sự phân hóa mạnh về lợi nhuận cũng như biến động giá cổ phiếu.
Đối với các ngân hàng quốc doanh như VCB, CTG, BID, với cơ cấu tài chính vững mạnh, nguồn vốn giá rẻ và không bị mắc kẹt ở trái phiếu doanh nghiệp. Năm 2023, khi các ngân hàng tư nhân phải xử lí các vấn đề của mình sẽ là cơ hội để các ngân hàng quốc doanh tiếp tục gia tăng thị phần và tăng trưởng lợi nhuận.
Đối với các ngân hàng tư nhân, đặc biệt là các ngân hàng tư nhân có sân sau là doanh nghiệp bất động sản, doanh nghiệp phát hành nhiều trái phiếu thì sẽ gặp rất nhiều khó khắn về dòng tiền, room tín dụng,…
Ngoài ra, về xu hướng biến động giá trên đồ thị cũng thể hiện nhóm ngân hàng quốc doanh như BID, VCB vẫn có thể tiếp tục hình thành xu hướng đi lên mạnh trong năm 2023. Còn nhóm ngân hàng tư nhân gồm VPB, TCB, STB, LPB sẽ cần thêm nhiều thời gian để hình thành sóng lớn, có chăng thì cũng sẽ là các nhịp hồi phục ngắn hạn.
Link bài gốc: https://www.nguoiduatin.vn/lang-kinh-chung-khoan-62-du-bao-thang-2-con-nhieu-suong-mu-a592383.html