noel giáng sinh vui vẻ
Thứ bảy, Tháng mười một 23, 2024
spot_img
More
    Trang chủĐời sống - Xã hộiMôi trườngLâm Đồng: Ô nhiễm từ "đại công trường" khai thác, tập kết...

    Lâm Đồng: Ô nhiễm từ “đại công trường” khai thác, tập kết cao lanh

    Những chiếc xe tải hạng nặng chở hàng chục tấn cao lanh thô chạy qua khiến bụi bay mù mịt. Nhiều lớp bụi cao lanh trắng xóa phủ dày trên cây trồng, nhà dân hai bên.

    Môi trường - Lâm Đồng: Ô nhiễm từ 'đại công trường' khai thác, tập kết cao lanh

    Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng hiện có 4 doanh nghiệp gồm: Công ty cổ phần L.Q Joton Lâm Đồng; Công ty cổ phần khoáng sản và vật liệu xây dựng Lâm Đồng; Công ty TNHH thương mại và trồng trọt Tuấn Thiện; Công ty trách nhiệm hữu hạn Anh Kiên được cấp phép khai thác, chế biến cao lanh trên diện tích 210ha, chủ yếu tại xã Lộc Châu (Tp.Bảo Lộc), một phần xã Lộc Tân (huyện Bảo Lâm).

    Môi trường - Lâm Đồng: Ô nhiễm từ 'đại công trường' khai thác, tập kết cao lanh (Hình 2).

    Theo thông tin từ Cục thuế tỉnh Lâm Đồng, từ khi cấp phép (doanh nghiệp sớm nhất từ năm 2015) đến nay, 4 đơn vị này đã khai thác trên 1,7 triệu tấn cao lanh, chủ yếu là bán thô, nộp ngân sách nhà nước 174 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến hết tháng 12/2022 còn 2/4 đơn vị nợ thuế 5,5 tỷ đồng.

    Môi trường - Lâm Đồng: Ô nhiễm từ 'đại công trường' khai thác, tập kết cao lanh (Hình 3).

    Quan sát tại các bãi khai thác cao lanh xã Lộc Châu (Tp.Bảo Lộc), dễ nhận thấy khu vực các ngọn đồi tại khu vực thôn 1, 2… của xã Lộc Châu như một đại công trường, với ngổn ngang bãi tập kết cao lanh chất cao như núi dọc đường vào khu mỏ. 

    Môi trường - Lâm Đồng: Ô nhiễm từ 'đại công trường' khai thác, tập kết cao lanh (Hình 4).

    Đáng chú ý, trong hàng chục bãi tập kết cao lanh, chỉ có vài ba bãi có trạm cân, lắp đặt camera theo dõi. Còn lại các bãi khác, máy múc cao lanh thô từ bãi tập kết lên những chiếc xe vận tải hạng nặng. Sau đó, xe chạy thẳng ra khỏi địa bàn tỉnh, đưa đi các tỉnh, thành phố phía Nam tiêu thụ mà không đi qua trạm cân.

    Môi trường - Lâm Đồng: Ô nhiễm từ 'đại công trường' khai thác, tập kết cao lanh (Hình 5).

    Lượng phương tiện ra, vào khu vực các nhà máy chế biến chỉ bằng một phần nhỏ lượng phương tiện chuyên chở cao lanh thô ra ngoài địa bàn. Đặc biệt, các phương tiện vận chuyển cao lanh thô khi trời tối mới bắt đầu di chuyển ra khỏi địa bàn…

    Môi trường - Lâm Đồng: Ô nhiễm từ 'đại công trường' khai thác, tập kết cao lanh (Hình 6).

    Việc khai thác cao lanh tại xã Lộc Châu bắt đầu từ năm 2006, khi Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép khai thác cho Công ty cổ phần khoáng sản và vật liệu xây dựng Lâm Đồng. 

    Môi trường - Lâm Đồng: Ô nhiễm từ 'đại công trường' khai thác, tập kết cao lanh (Hình 7).

    Đến nay, trên địa bàn đã có 4 đơn vị được cấp phép khai thác trữ lượng hơn 17,6 triệu tấn cao lanh trong diện tích 210ha, với thời hạn từ 16-29 năm. Trữ lượng cao lanh tại tỉnh Lâm Đồng được đánh giá là khá lớn so với cả nước và có thể khai thác hàng chục năm nữa. Tuy nhiên hiện nay, cao lanh tỉnh Lâm Đồng chưa thể chế biến sâu tại chỗ, chủ yếu là xuất thô tới các tỉnh phía Nam nên không mang lại hiệu quả tối ưu về kinh tế cho tỉnh. 

    Môi trường - Lâm Đồng: Ô nhiễm từ 'đại công trường' khai thác, tập kết cao lanh (Hình 8).

    Công ty đã hoạt động 17 năm nhưng đến nay, người dân vẫn khổ sở vì môi trường bị ô nhiễm. Trong khi, cơ quan chức năng địa phương chỉ dừng lại ở mức đã ghi nhận phản ánh của người dân.

    Môi trường - Lâm Đồng: Ô nhiễm từ 'đại công trường' khai thác, tập kết cao lanh (Hình 9).

    Để tìm hiểu những tác động đến đời sống người dân, PV Người Đưa Tin đã đi khảo sát nhiều gia đình sống dọc tuyến đường thường xuyên có phương tiện vận chuyển cao lanh từ khu mỏ của xã Lộc Châu ra Quốc lộ 20 hướng về các tỉnh phía Nam. Nhiều nhà dân thường xuyên đóng cửa hoặc bỏ đi nơi khác sinh sống. Những gia đình phải bám trụ lại để mưu sinh đều bày tỏ sự ám ảnh, vì ảnh hưởng từ các mỏ cao lanh.

    Môi trường - Lâm Đồng: Ô nhiễm từ 'đại công trường' khai thác, tập kết cao lanh (Hình 10).

    Theo người dân ven đường từ các mỏ cao lanh ra Quốc lộ 20 cho biết, ngày nào vườn cà phê cũng bị phủ trắng bụi cao lanh nên phải bơm nước tưới cho cây không bị chết. Từ hàng chục năm qua, người dân liên tục kêu cứu khi môi trường bị ô nhiễm nhưng vẫn không có kết quả.

    Môi trường - Lâm Đồng: Ô nhiễm từ 'đại công trường' khai thác, tập kết cao lanh (Hình 11).

    Trao đổi về vấn đề này, ông Vũ Văn Vân, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Lộc Châu cho biết, trên địa bàn xã hiện có 4 doanh nghiệp được cấp phép khai thác cao lanh. Tuy nhiên, chỉ có 2 doanh nghiệp có nhà máy chế biến nhưng chưa đáp ứng nhu cầu, nên hầu hết là xuất cao lanh thô ra các tỉnh khác.

    Môi trường - Lâm Đồng: Ô nhiễm từ 'đại công trường' khai thác, tập kết cao lanh (Hình 12).

    Qua kiểm tra trên địa bàn, Ủy ban Nhân dân xã nhận thấy các doanh nghiệp này có lắp đặt một số trạm cân tại bãi tập kết chính. Năm 2020, Ủy ban Nhân dân xã đã xử phạt 3 bãi tập kết cao lanh đặt ở vị trí không đúng quy định.

    Theo quan sát, vẫn xuất hiện tình trạng các phương tiện vận chuyển cao lanh thô ra ngoài vượt quá trọng tải cho phép, có che phủ bạt nhưng còn rơi vãi ra ngoài.

    Môi trường - Lâm Đồng: Ô nhiễm từ 'đại công trường' khai thác, tập kết cao lanh (Hình 13).

    Trao đổi với PV, ông Vũ Văn Vân, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Lộc Châu cho biết thêm, sau khi Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng ra Văn bản 3060, Ủy ban Nhân dân Tp.Bảo Lộc đã chỉ đạo Ủy ban Nhân dân xã Lộc Châu kiểm tra hiện trạng thực tế.

    Ủy ban Nhân dân xã đang triển khai lực lượng đi kiểm tra, kiểm đếm lại các bãi tập kết của các công ty khai thác cao lanh, tổng hợp và củng cố hồ sơ, nếu vượt thẩm quyền sẽ chuyển lên Tp.Bảo Lộc xử lý. 

    Môi trường - Lâm Đồng: Ô nhiễm từ 'đại công trường' khai thác, tập kết cao lanh (Hình 14).

    Việc kiểm đếm rất phức tạp, phải thành lập đoàn kiểm tra đo đạc, mời các chủ công ty thống nhất số liệu kiểm đếm, sớm có báo cáo Ủy ban Nhân dân Tp.Bảo Lộc kết quả kiểm tra. 

    Theo ông Vân, việc xử lý các bãi tập kết sai quy định cũng cần có thời gian, bởi khối lượng cao lanh tập kết tại đây rất lớn. Hiện, đã bắt đầu mùa mưa, việc tổ chức kiểm tra gặp không ít khó khăn, nhưng Ủy ban Nhân dân xã sẽ nỗ lực để hoàn thành việc kiểm tra, xử lý.

    Ngày 5/4, Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng có Văn bản số 3060/UBND-TL về việc chấn chỉnh hoạt động khai thác, sử dụng cao lanh trên địa bàn. Trong đó, nêu rõ một số nhà máy chế biến cao lanh trên địa bàn hoạt động cầm chừng, sơ chế theo dạng lọc tạp chất rồi đóng bánh thành cao lanh làm nguyên liệu, chưa thực hiện chế biến sâu.

    Lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh có ý kiến qua kiểm tra, xác định 4 doanh nghiệp được cấp phép khai thác, chế biến cao lanh chủ yếu khai thác lộ thiên, xuất bán thô cho các đơn vị tiêu thụ trong nước để sản xuất gạch men, gốm sứ… 

    Các đơn vị này chưa thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường; chậm đầu tư máy móc thiết bị chế biến sâu, tinh chế cao lanh để nâng cao giá trị gia tăng. Trong quá trình triển khai dự án, còn trường hợp bị Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam cùng Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng xử phạt vi phạm hành chính.

    Lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng giao Ủy ban Nhân dân Tp.Bảo Lộc, huyện Bảo Lâm và các Sở, ngành liên quan siết chặt quản lý hoạt động nhà nước trong khai thác cao lanh trên địa bàn; tăng cường chống thất thu thuế; thường xuyên kiểm tra hoạt động vệ sinh môi trường tại hiện trường khai thác mỏ; kiểm tra, đôn đốc doanh nghiệp khai thác, chế biến cao lanh thực hiện dự án theo đúng giấy phép đầu tư được cấp phép. Trường hợp vi phạm, xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định, hoàn thành trong quý 2/2023.

    Môi trường - Lâm Đồng: Ô nhiễm từ 'đại công trường' khai thác, tập kết cao lanh (Hình 15).

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU