noel giáng sinh vui vẻ
Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024
spot_img
More
    Trang chủGiải tríLai lịch đáng ngờ của người hai tiều phu bí ẩn trong...

    Lai lịch đáng ngờ của người hai tiều phu bí ẩn trong Tây du ký

    Hai người tiều phu chỉ xuất hiện trong chốc lát, hoàn thành vai trò dẫn dắt Tôn Ngộ Không và sau đó biến mất, để lại nhiều nghi vấn cho độc giả.

    Trong Tây du ký, bên cạnh những nhân vật chính quen thuộc, còn có những vai diễn phụ tuy xuất hiện chớp nhoáng nhưng lại ẩn chứa nhiều bí ẩn, khơi gợi trí tò mò cho độc giả. Hai người tiều phu chỉ đường cho Tôn Ngộ Không là một điển hình.

    Trong nguyên tác không nói rõ lai lịch của họ, chỉ biết rằng họ gặp Ngộ Không trong lúc đốn củi một mình, điều kỳ lạ ở đây là những người bình thường, thậm chí ngay cả những tiểu yêu khi nhìn thấy dáng vẻ dữ tợn như ông thiên lôi của Hầu Vương thì đề kĩnh hãi, sợ sệt. Nhưng hai người tiều phu này lại khác, khi gặp một con khỉ biết nói tiếng người, họ lại không chút sợ hãi, phong thái vẫn ung dung điềm đạm, ứng đáp từng câu từng chữ rành mạch rõ ràng với Ngộ Không, hơn nữa mặc dù chỉ là tiều phu, nhưng cả hai đều am hiểu về thần tiên, yêu quái và địa danh, cung cấp cho Tôn Ngộ Không những thông tin vô cùng quý giá.

    Người tiều phu đầu tiên Tôn Ngộ Không gặp là lúc Thạch Hầu giác ngộ lẽ vô thường, quyết chí đi tìm đạo để thoát khỏi luân hồi. Lênh đênh vượt biển, lang thang trên bộ mười mấy năm trời, cuối cùng gặp người tiều phu chỉ đường tìm được Bồ Đề Tổ Sư bái làm môn hạ của ông, được đặt tên là Tôn Ngộ Không, học được 72 phép biến hóa và Cân đẩu vân.

    Văn hoá - Lai lịch đáng ngờ của người hai tiều phu bí ẩn trong Tây du ký

    Người tiều phu đốn củi chỉ đường cho Thạch Hầu.

    Trong tác phẩm Tây du ký, nhà văn Ngô Thừa Ân mô tả, khi Hầu Vương đang lên núi tầm sư học đạo thì nghe thấy tiếng hát của tiều phu, trong đó có đoạn:

    “Mặc vinh nhục kệ thị phi; Ung dung điềm đạm ta thì sống lâu.

    Gặp nhau Phật Đạo phép màu; Bình tâm tĩnh tọa giảng câu hòa bình”.

    Hầu Vương lần theo tiếng hát đến gần tiều phu nói: “Xin kính chào vị thần tiên!”.

    Tiều phu nói: “Ta chỉ là một tiều phu, hằng ngày chặt củi mang vào thành bán kiếm vài quan tiền vừa đủ để phụng dưỡng mẫu thân già yếu, làm sao dám nhận hai chữ thần tiên chứ”.

    Hầu Vương: “Ta vừa nghe rõ rằng ngài hát bài hát của thần tiên đấy thôi!”.

    Tiều phu: “Chả là nhà ta ở gần núi Linh Đài Phương Thốn, động Tà Nguyệt Tam Tinh, nơi đó có Bồ Đề Tổ Sư, ông ấy đã dạy ta hát bài hát này”.

    Hầu Vương: “Sư tổ Bồ Đề à, ông ấy ở đâu vậy?”.

    Tiều phu: “Cứ đi theo đường núi này sẽ tới nơi”.

    Từ tình tiết trên, có thể thấy người tiều phu một mình ở trong rừng, nhưng phong thái vẫn ung dung điềm đạm và không hề sợ hãi trước Hầu Vương.

    Văn hoá - Lai lịch đáng ngờ của người hai tiều phu bí ẩn trong Tây du ký (Hình 2).

    Tôn Ngộ Không từng gặp nhiều hoạn nạn, nhưng cũng từng được nhiều người giúp đỡ.

    Người tiều phu thứ hai Tôn Ngộ Không gặp là lúc đi tới núi Thúy Vân (có bản dịch kà Túy Vân) tìm mượn Quạt Ba Tiêu, nghe tiếng đốn củi chạt chạt. Hành Giả tìm đến hỏi thăm ông tiều rằng: “Ðây có phải núi Thúy Vân hay chăng?”.

    Tiều phu nói phải. Hành Giả hỏi: “Chẳng hay động ông tiên Thiết Phiến ở đâu?”.

    Tiều phu cười rằng: “Có động Ba tiêu, chứ không biết ông tiên Thiết Phiến. Có bà La Sát gọi rằng Thiết Phiến công chúa, là vợ Ngưu Ma Vương mà thôi. Dân ở vùng Hỏa Diệm sơn phải nhờ vào Quạt Ba Tiêu mới sống được nên gọi là Thiết Phiến tiên, còn người nơi đây không cần nên gọi là bà La Sát”.

    Qua cách nói chuyện có thể thấy, người tiều phu không hề sợ Tôn Ngộ Không và cũng không e ngại khi nhắc đến bà La Sát hay Ngưu Ma Vương – một đại yêu quái.

    Có thể nói, cả hai người tiều phu chỉ đường cho Tôn Ngộ Không không hề tầm thường, nhiều độc giả còn đặt ra nhiều giả thuyết về thân phận của họ.

    Thần tiên giáng trần: Nhiều ý kiến cho rằng hai người tiều phu này chính là các vị thần tiên, hóa thân thành người phàm để âm thầm giúp đỡ Tôn Ngộ Không trên con đường tu hành.

    Cao nhân ẩn dật: Cũng có giả thuyết cho rằng họ là những bậc cao nhân ẩn dật, sở hữu trí tuệ và sức mạnh phi thường, nhưng chọn cuộc sống giản dị để tránh xa danh lợi.

    Dù thân phận thực sự của hai người tiều phu này là gì, họ vẫn luôn là những nhân vật bí ẩn, khơi gợi trí tưởng tượng và tò mò cho độc giả. Họ góp phần tô điểm thêm cho bức tranh Tây du ký, tạo nên một lớp màu sắc phong phú và sâu sắc hơn cho câu chuyện. Những nhân vật như vậy không chỉ làm tăng thêm sự huyền bí và hấp dẫn cho tác phẩm, mà còn thể hiện tài năng của Ngô Thừa Ân trong việc xây dựng thế giới kỳ ảo với những nhân vật phong phú và đa dạng. Chính những yếu tố này đã làm cho Tây du ký trở thành một kiệt tác văn học, để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc qua nhiều thế hệ.

    * Bài viết này là góc nhìn của tác giả. Bạn đọc có thể có những suy nghĩ và ý kiến khác.

    Quốc Tiệp

     

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU