noel giáng sinh vui vẻ
Thứ ba, Tháng mười một 26, 2024
spot_img
More
    Trang chủThị trườngKinh tế vĩ môKỳ vọng xuất nhập khẩu "bứt phá", chờ kỷ lục mới năm...

    Kỳ vọng xuất nhập khẩu “bứt phá”, chờ kỷ lục mới năm 2024

    Tính từ đầu năm đến hết 15/11, tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước đạt 281,62 tỷ USD.

    Dự báo, năm 2024, xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ phục hồi mạnh

    Theo số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 11/2023 (từ ngày 1 – 15/11) đạt 29,43 tỷ USD, giảm 14,7% so với kết quả nửa cuối tháng 10/2023.

    Về xuất khẩu, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 11 đạt 14,66 tỷ USD, giảm 18,7% (tương ứng giảm 3,36 tỷ USD) so với kỳ 2 tháng 10/2023.

    Theo Nhà báo & Công luận, nếu như vậy, tính từ đầu năm đến hết 15/11, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 306,06 tỷ USD, giảm 6,4% tương ứng giảm 20,96 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2022.

    Bên cạnh xuất khẩu, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 11/2023 đạt 14,77 tỷ USD, giảm 10,5% (tương ứng giảm 1,73 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 10/2023.

    Tính từ đầu năm đến hết 15/11, tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước đạt 281,62 tỷ USD, giảm 11,7% (tương ứng giảm 37,32 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2022.

    Đặc biệt, kết quả đạt được trong nửa đầu tháng 11 đã đưa tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước đến hết ngày 15/11 đạt 587,68 tỷ USD. Tuy nhiên, kết quả này vẫn giảm 9% (tương ứng giảm 58,27 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2022.

    Đáng chú ý trong kỳ 1 tháng 11, cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt 118 triệu USD. Dù vậy, tính từ đầu năm đến hết ngày 15/11, Việt Nam vẫn xuất siêu tới 24,44 tỷ USD.

    Trước đó, Bộ Công Thương dự kiến chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu năm 2023 đạt mức tăng khoảng 6% so với năm 2022. Năm 2022, xuất khẩu cả nước đạt 371,3 tỷ USD, tăng 10,5% so với năm 2021. Như vậy với chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu 6%, kim ngạch xuất khẩu năm 2023 dự kiến đạt 393-394 tỷ USD, tăng thêm khoảng 22 tỷ USD giá trị xuất khẩu hàng hoá so với năm 2022.

    Kinh tế vĩ mô - Kỳ vọng xuất nhập khẩu 'bứt phá', chờ kỷ lục mới năm 2024

    Ảnh minh họa.

    Phát triển thị trường 

    Bộ Công Thương đẩy mạnh đàm phán, ký kết các Hiệp định, cam kết, liên kết thương mại mới, trong đó có hoàn tất đưa vào thực thi Hiệp định FTA với Israel, ký kết các Hiệp định FTA, Hiệp định thương mại với các đối tác khác còn nhiều tiềm năng (UAE, MERCOSUR…) để đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng.

    Hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các cam kết trong các Hiệp định FTA, đặc biệt là các Hiệp định CPTPP, EVFTA, UKVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu, thông qua tuyên truyền về quy tắc xuất xứ và cấp Giấy chứng nhận xuất xứ, các cơ hội và cách thức tận dụng cơ hội từ các Hiệp định.

    Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đàm phán với Trung Quốc mở cửa thêm thị trường xuất khẩu cho các mặt hàng rau quả khác của Việt Nam như bưởi da xanh, dừa tươi, bơ, dứa, vú sữa, chanh, dưa lưới…

    Nâng cao hiệu quả và điều tiết tốt tốc độ thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu tại khu vực cửa khẩu thuộc biên giới giữa Việt Nam – Trung Quốc, đặc biệt là đối với các mặt hàng nông sản, thủy sản có tính chất thời vụ; chuyển nhanh, chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch.

    Tăng cường cảnh báo sớm các vụ kiện phòng vệ thương mại; hướng dẫn doanh nghiệp cách ứng phó với các vụ kiện; kịp thời thông tin cho doanh nghiệp, Hiệp hội về thông tin, nhu cầu, quy định mới của thị trường.

    FiinGroup dự báo, năm 2024, xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ phục hồi mạnh, do tổng cầu của các thị trường xuất khẩu chủ đạo dự kiến cải thiện do các nền kinh tế đã gần như hết chu kỳ tăng lãi suất mặc dù vẫn sẽ duy trì mặt bằng lãi suất cao như hiện nay một thời gian,theo Công Thương.

    Bên cạnh đó, sự phục hồi của nhóm doanh nghiệp nội địa bắt đầu từ tháng 10/2023 sau giai đoạn cầm chừng. Thực tế xuất khẩu bởi doanh nghiệp nội địa đã tăng 15% trong khi FDI (với mặt hàng công nghệ chiếm phần lớn) chỉ tăng 3%.

    Thông tin trên báo Tiền Phong, để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 ở mức 6-6,5% như Nghị quyết Quốc hội vừa thông qua tại kỳ họp Thứ 6 QH khóa XV, các chuyên gia cho rằng, cần có giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, xuất khẩu và hồi phục thị trường nội địa.

    Đáng chú ý, Quốc hội đã thông qua nghị quyết kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, với chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 là 6 – 6,5%, lạm phát 4 – 4,5%. Mục tiêu này có phần thách thức trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và toàn cầu vẫn gặp khó khăn. Tuy nhiên, triển vọng tăng trưởng sáng hơn cho năm 2024 là có cơ sở, khi kinh tế tăng tốc hồi phục những tháng cuối năm nay, tạo điểm tựa cho những mục tiêu năm mới.

    Trúc Chi (t/h)

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU