noel giáng sinh vui vẻ
Chủ Nhật, Tháng mười một 24, 2024
spot_img
More
    Trang chủThị trườngĐầu tưKỳ vọng năm 2024 “hừng đông” đối với ngành thép

    Kỳ vọng năm 2024 “hừng đông” đối với ngành thép

    Xuất khẩu sắt thép sang Hoa Kỳ và các thị trường chủ lực tăng trưởng ấn tượng trong tháng đầu năm 2024.

    Xuất khẩu sắt thép sang Hoa Kỳ tăng trưởng tăng 419%

    Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 2 (từ ngày 1 – 15/2), cả nước xuất khẩu 377.858 tấn sắt thép các loại, kim ngạch đạt 269,5 triệu USD.

    Kết quả đạt được nêu trên đã đưa tổng lượng sắt thép xuất khẩu từ đầu năm 2024 đến ngày 15/2 lên con số gần 1,54 triệu tấn, kim ngạch đạt gần 1,1 tỷ USD. So với cùng kỳ năm 2023, lượng sắt thép xuất khẩu tăng 65%, trong khi kim ngạch tăng 66,2%.

    Về thị trường xuất khẩu, 3 cái tên dẫn đầu là Italy, Hoa Kỳ và Malaysia. Đáng chú ý, lượng xuất khẩu sang 3 thị trường này đều tăng trưởng cao 3 con số.

    Theo số liệu trên Công Thương, xuất khẩu sang Italy (cập nhật theo thị trường của Tổng cục Hải quan hết tháng 1/2024) đạt 203 nghìn tấn, tăng 114% so với cùng kỳ năm trước; Hoa Kỳ đạt 139 nghìn tấn, tăng 419%; Malaysia đạt 120 nghìn tấn, tăng 625%.

    Cũng theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, 2 tháng đầu năm 2024 xuất khẩu sắt thép đạt 1,5 tỷ USD. Kết quả này được đánh giá là khả quan bởi xuất khẩu sắt thép các loại trong tháng 2/2024 giảm mạnh, thậm chí ở mức thấp nhất trong 3 tháng qua, ước đạt 950 nghìn tấn, với trị giá 678 triệu USD, giảm 18,1% về lượng và 17,6% về trị giá so với tháng trước nhưng tăng 19,3% về lượng và 12,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.

    Giá thép xuất khẩu trung bình trong tháng 2/2024 đạt 713 USD/tấn, tăng 0,6% so với tháng trước, nhưng giảm 5,6% so với cùng kỳ năm 2023. Lũy kế 2 tháng đầu năm 2024, giá xuất khẩu bình quân đạt 711 USD/tấn, giảm 1,7% so với cùng kỳ năm 2023.

    Xu hướng thị trường - Kỳ vọng năm 2024 “hừng đông” đối với ngành thép

    Ảnh minh họa.

    Kỳ vọng ngành thép tăng trưởng 10% trong năm 2024

    Theo báo cáo mới đây của Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), dự kiến tiêu thụ thép trong năm 2024 tăng 6,4%, đạt gần 21,6 triệu tấn. Trong đó, xuất khẩu thép thành phẩm và bán thành phẩm vẫn tiếp tục đà tăng trưởng ở mức tăng 12% lên gần 13 triệu tấn. Nhìn chung, triển vọng sản xuất thép của Việt Nam có thể sẽ tăng khoảng 10% trong năm 2024 nhờ kỳ vọng nhu cầu thép thế giới phục hồi.

    Theo báo Nhân Dân thực tế thời gian vừa qua, với những diễn biến khả quan về lượng hàng tiêu thụ tăng trở lại trong tháng cuối năm 2023, nhiều dự báo năm 2024 ngành thép có thể hồi phục một cách tích cực, qua đó giúp ngành thép gia tăng mạnh biên lợi nhuận.

    Theo VSA, tiêu thụ thép trong năm 2024 dự kiến tăng 6,4% lên gần 21,6 triệu tấn. Trong đó, xuất khẩu thép thành phẩm và bán thành phẩm tăng 12% lên gần 13 triệu tấn. Mục tiêu này được đưa ra dựa trên kỳ vọng GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng 6-6,5% trong năm nay.

    Sự hồi phục mạnh của ngành thép năm nay được thiết lập trong bối cảnh chịu tác động tiêu cực của kinh tế vĩ mô và sự “đóng băng” của thị trường bất động sản năm 2023. Sang năm 2024, ngành thép được dự báo sẽ có những bước dài tăng trưởng, kéo theo sự hồi phục lợi nhuận các doanh nghiệp trong ngành.

    Bên cạnh đó, Hiệp hội Thép Thế giới (Worldsteel) cũng chỉ ra, nhu cầu thép toàn cầu đã đạt 1,81 tỷ tấn trong năm 2023 và sẽ tăng 1,9% lên mức 1,85 tỷ tấn vào năm 2024.

    Trong đó, nhu cầu thép của ASEAN kỳ vọng tăng 5,2%. Hiện, ASEAN là thị trường xuất khẩu thép lớn nhất của Việt Nam, chiếm 32% thị phần xuất khẩu; EU và Mỹ đứng thứ 2 và 3 lần lượt chiếm 28% và 9%.

    Sản lượng xuất khẩu cũng sẽ cải thiện trong quý đầu tiên của năm 2024 do chênh lệch giữa giá thép ở Bắc Mỹ, châu Âu so với giá thép ở Việt Nam ngày càng gia tăng.

    VSA cho rằng, nền kinh tế hiện đã ghi nhận một số điểm sáng về các chính sách tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế được Chính phủ và các bộ, ngành ban hành.

    Đồng thời, hoạt động giải ngân vốn đầu tư công tăng mạnh trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng giao thông từ quý III/2023 đã là những tín hiệu tích cực cho thị trường thép Việt Nam.

    Do đó, VSA cũng dự báo về triển vọng sản xuất thép của Việt Nam có thể sẽ tăng khoảng 10% trong năm 2024 và 8% vào năm 2025 khi nhu cầu sử dụng thép của các ngành kinh tế trong nước phục hồi trở lại.

    Đặc biệt, dự báo sản xuất thép thành phẩm giai đoạn 2024-2025 sẽ đạt khoảng 28-30 triệu tấn và nhu cầu tiêu thụ thép trong nước đạt khoảng 21-22,5 triệu tấn. Điều này sẽ giúp thị trường thép trong nước khởi sắc, các doanh nghiệp sản xuất thép sẽ bùng nổ lợi nhuận sau một thời gian dài chịu cảnh thua lỗ, tồn kho.

    Triển vọng sản xuất thép của Việt Nam có thể sẽ tăng khoảng 10% trong năm 2024 và 8% vào năm 2025 khi nhu cầu sử dụng thép của các ngành kinh tế trong nước phục hồi trở lại.

    Nhiều chuyên gia kinh tế và các nhà phân tích cũng cho rằng, lợi nhuận của các công ty thép đã chạm đáy trong năm 2023 và sẽ phục hồi trong 2-3 năm tới và đạt mức tăng trưởng cao trong năm 2024 nhờ sản lượng tiêu thụ cải thiện và biên lợi nhuận gộp tăng trở lại từ mức thấp trong nhiều năm do giá thép nhiều khả năng đã kết thúc xu hướng giảm của những năm trước.

    Thời gian qua mặc dù nhu cầu tiêu thụ thép thực tế của người tiêu dùng cuối cùng chưa thực sự phục hồi như kỳ vọng nhưng đợt tăng giá đầu năm 2024 này đã được các chuyên gia dự báo từ cuối năm 2023 khi giá nguyên liệu sản xuất tăng liên tiếp trong nhiều tuần. Với đà phục hồi, dự báo giá thép có thể tiếp tục tăng ngay trước Tết Nguyên đán và vượt qua mốc 15 triệu đồng/tấn.

    Do đó, các doanh nghiệp ngành thép đều mong Chính phủ cùng các bộ, ngành có chính sách mạnh mẽ hơn để hỗ trợ thị trường bất động sản và thúc đẩy sự phát triển của thị trường thép trong năm 2024.

    Thông tin thêm trên Tài Chính, ngân hàng Thế giới (World Bank) dự báo giá quặng sắt trong năm 2024 ở mức 108 USD/tấn, giảm 2,8% so với năm 2023. Ngân hàng Thế giới nhận định hoạt động xây dựng ảm đạm và động thái cắt giảm sản xuất thép tại Trung Quốc; nhu cầu thép hồi phục nhưng chậm tại các quốc gia khác; cùng với nguồn cung quặng sắt toàn cầu gia tăng là ba yếu tố khiến giá quặng sắt tiếp tục giảm.

    Đáng chú ý, ngân hàng Thế giới và Fitch Ratings cùng nhận định giá than các loại sẽ giảm xuống trong năm nay. Đối với than cốc Úc xuất khẩu, mức giá xuất FOB trung bình cả năm 2024 dự báo chỉ ở mức 190 USD/tấn, giảm tới 24% so với năm 2023, và đánh dấu năm giảm mạnh thứ hai liên tiếp.

    Về phía cầu, hoạt động sản xuất thép tại Trung Quốc trong năm 2024 không quá khả quan khi Chính phủ Trung Quốc vẫn đang duy trì kiểm soát chặt và cắt giảm sản xuất thép nhằm cải thiện chất lượng không khí. Bên cạnh đó, thị trường bất động sản tại nước này vẫn chưa có tín hiệu hồi phục.

    Về phía cung, trong giai đoạn 2024 – 2026, sản lượng khai thác than cốc của Úc dự báo đạt 178 triệu tấn, tăng gần 6% so với giai đoạn 2022 – 2023, nhờ việc mở thêm các mỏ khai thác mới tại quốc gia này.

    Trúc Chi (t/h)

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU