noel giáng sinh vui vẻ
Thứ bảy, Tháng mười một 23, 2024
spot_img
More
    Trang chủThị trườngKinh tế vĩ môKiến nghị tăng thu hơn 3.300 tỷ đồng từ kiểm toán đất...

    Kiến nghị tăng thu hơn 3.300 tỷ đồng từ kiểm toán đất đai đô thị

    Về kiểm toán chính sách, pháp luật về quy hoạch, sử dụng đất đai tại đô thị giai đoạn 2020-2022, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị tăng thu NSNN về đất 3.377 tỷ đồng.

    Sáng 6/11, báo cáo kết quả thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến Kỳ họp thứ 4, Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, kế hoạch kiểm toán năm 2023 đang được thực hiện theo đúng phương án tổ chức kiểm toán đã ban hành.

    Kế hoạch kiểm toán năm 2023 thực hiện 129 nhiệm vụ kiểm toán trong đó kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách tại 27 bộ, cơ quan Trung ương, đạt tỉ lệ 66% (27/41) số đầu mối; kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách địa phương tại 52 địa phương, đạt tỉ lệ 83% (52/63) số đầu mối; số cuộc kiểm toán chuyên đề, kiểm toán hoạt động đạt tỉ lệ 23% tổng số cuộc kiểm toán (30/129 cuộc) phù hợp với lộ trình thực hiện mục tiêu Chiến lược phát triển Kiểm toán Nhà nước đến năm 2030.

    Tính đến 30/9/2023, Kiểm toán Nhà nước đã triển khai các đoàn kiểm toán đạt 91% kế hoạch kiểm toán năm, tương đương cùng kỳ năm 2022 (năm 2022 đạt tỉ lệ 89,6%), phát hành 84 báo cáo kiểm toán với tổng số kiến nghị 14.094 tỷ đồng, trong đó số kiến nghị tăng thu ngân sách Nhà nước 1.015 tỷ đồng, giảm chi ngân sách Nhà nước 2.864 tỷ đồng, kiến nghị khác 10.213 tỷ đồng.

    Kinh tế vĩ mô - Kiến nghị tăng thu hơn 3.300 tỷ đồng từ kiểm toán đất đai đô thị

     Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn (Ảnh: Quochoi.vn).

    Đồng thời, kiến nghị hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các quy định thuộc 84 văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý không phù hợp với quy định chung của Nhà nước và thực tiễn; kiến nghị chấn chỉnh hoạt động của đơn vị được kiểm toán và trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức có liên quan trong công tác quản lý, điều hành, sử dụng tài chính công, tài sản công.

    Đối với nhiệm vụ Tăng cường và đa dạng các hình thức công khai thông tin kết quả kiểm toán theo quy định của pháp luật, bảo đảm cung cấp các thông tin kết quả kiểm toán trên trang thông tin điện tử của Kiểm toán Nhà nước, ông Tuấn cho hay, hàng năm Kiểm toán Nhà nước đều thực hiện công khai kết quả kiểm toán theo quy định của Luật Kiểm toán Nhà nước.

    Kết quả thực hiện cho thấy, về cơ bản các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước đều đã được các đơn vị tổ chức thực hiện; các kiến nghị về xử lý tài chính, xử lý khác được thực hiện bình quân khoảng 75-80% cho năm liền kề năm kiểm toán và tiếp tục thực hiện trong các năm tiếp theo với tỉ lệ khoảng 15-20% số kiến nghị còn lại mỗi năm.

    Riêng năm 2023 thực hiện kiến nghị kiểm toán năm 2022 trong 9 tháng đầu năm theo báo cáo của các đơn vị đạt 67,4% (cùng kỳ năm trước 56,63%).

    Kinh tế vĩ mô - Kiến nghị tăng thu hơn 3.300 tỷ đồng từ kiểm toán đất đai đô thị (Hình 2).

     Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị tăng thu ngân sách Nhà nước về đất 3.377 tỷ đồng trong giai đoạn từ năm 2020-2022 (Ảnh: Hữu Thắng).

    Ngoài ra, thực hiện nhiệm vụ được giao, Kiểm toán Nhà nước đã tăng cường kiểm toán các nội dung có liên quan đến hoạt động quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai tại đô thị khi xây dựng chương trình kiểm toán hằng năm.

    Theo đó, Kiểm toán Nhà nước đã thực hiện một nhiệm vụ kiểm toán chuyên đề gắn với hoạt động quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai tại đô thị, như: Chuyên đề việc quản lý quy hoạch, cấp phép xây dựng tại các đô thị giai đoạn 2017-2020; Chuyên đề công tác quản lý Nhà nước về đất đai giai đoạn 2017-2021.

    Tổng hợp kết quả kiểm toán có liên quan đến chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị trong giai đoạn từ năm 2020-2022, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị tăng thu ngân sách Nhà nước về đất 3.377 tỷ đồng; kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ một số nội dung không phù hợp tại 8 văn bản quy phạm pháp luật và 6 văn bản khác do các cơ quan Trung ương ban hành; 12 văn bản quy phạm pháp luật và 23 văn bản khác do các địa phương ban hành.

    Đồng thời, kết quả kiểm toán cũng chỉ ra tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý, sử dụng đất, quy hoạch, cấp phép xây dựng và đã được Kiểm toán Nhà nước kiến nghị các đơn vị có liên quan khắc phục, kiểm điểm, chấn chỉnh rút kinh nghiệm trong từng báo cáo kiểm toán.

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU