noel giáng sinh vui vẻ
Thứ hai, Tháng mười một 25, 2024
spot_img
More
    Trang chủThị trườngKinh tế vĩ môKiên Giang thu ngân sách Nhà nước 8 tháng năm 2023 tăng...

    Kiên Giang thu ngân sách Nhà nước 8 tháng năm 2023 tăng hơn 24%

    8 tháng năm 2023, kinh tế của tỉnh Kiên Giang tiếp tục duy trì đà tăng trưởng và phát triển.

    So với cùng kỳ, nhiều chỉ tiêu tiếp tục tăng cao như: thu ngân sách đạt 9.881,38 tỷ đồng, tăng 24,33%; khách du lịch 6.832.450 lượt, tăng 21,85%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 88.818,84 tỷ đồng, tăng 18,40%; giá trị sản xuất công nghiệp 31.486 tỷ đồng, tăng 10,41%.

    Theo báo cáo của Cục Thống kê Kiên Giang, lũy kế 8 tháng năm 2023, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh ước 9.881,38 tỷ đồng, đạt 81,15% dự toán, tăng 24,33% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, thu nội địa 9.803,53 tỷ đồng, đạt 81,04% dự toán, tăng 25,05% so cùng kỳ năm trước và chiếm 99,21% tổng thu.

    Kinh tế vĩ mô - Kiên Giang thu ngân sách Nhà nước 8 tháng năm 2023 tăng hơn 24%

    Các lĩnh vực kinh tế trên địa bàn tỉnh có sự tăng trưởng khá cao. 

    So với cùng kỳ năm trước, một số khoản thu tăng khá cao như: Thu tiền sử dụng đất tăng 157,38%; thu tiền cho thuê mặt đất, mặt nước tăng 419,03%; thu xổ số kiến thiết tăng 22,64%; thu khác tăng 85,06%… Tuy nhiên, vẫn còn một số khoản thu đạt thấp hơn cùng kỳ năm trước như: Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm 64,91%; thu từ doanh nghiệp Nhà nước Trung ương giảm 28,71%; thu lệ phí trước bạ giảm 27,84% và thu phí và lệ phí giảm 12,06%; thu cổ tức và lợi nhuận sau thuế giảm 46,53%…

    Các lĩnh vực kinh tế trên địa bàn tỉnh có sự tăng trưởng khá cao. Cụ thể, khách du lịch ước 6.832.450 lượt, đạt 82,32% kế hoạch năm, tăng 21,85% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, khách đến các cơ sở kinh doanh du lịch là 3.155.030 lượt, đạt 81,32% kế hoạch năm, tăng 20,04% so cùng kỳ năm trước; khách quốc tế 468.350 ngàn lượt, vượt 33,82% kế hoạch năm, tăng 364,37% so cùng kỳ năm trước.

    Kinh tế vĩ mô - Kiên Giang thu ngân sách Nhà nước 8 tháng năm 2023 tăng hơn 24% (Hình 2).

    Khách đến các cơ sở kinh doanh du lịch là 3.155.030 lượt, đạt 81,32% kế hoạch năm, tăng 20,04% so cùng kỳ năm trước.

    Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước 88.818,84 tỷ đồng, đạt 75,81% kế hoạch năm, tăng 18,40% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa 51.151,51 tỷ đồng, đạt 65,41% kế hoạch và tăng 10,74% so với cùng kỳ; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống18.995,26 tỷ đồng, đạt 90,89% kế hoạch năm và tăng 72,06% so cùng kỳ; doanh thu du lịch lữ hành và hoạt động hỗ trợ du lịch 520,54 tỷ đồng, đạt 86,76% kế hoạch năm, tăng 8,15% so cùng kỳ; doanh thu hoạt động dịch vụ khác 18.151,54 tỷ đồng, vượt 3,98% kế hoạch năm và tăng 4,90% so cùng kỳ.

    Giá trị sản xuất công nghiệp ước 31.486 tỷ đồng, đạt 65,35% kế hoạch năm, tăng 10,41% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, ngành khai khoáng tăng 11,76%; ngành chế biến, chế tạo tăng 10,57%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, hơi nước tăng 6,42%; ngành cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 6,52%. Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu đạt mức kế hoạch năm khá cao và tăng so cùng kỳ năm trước như: Tôm đông lạnh đạt 76,29%, tăng 13,77%; giầy da đạt 77,52%, tăng 21,39%; cá hộp đạt 66,98%, tăng 8,33%; bột cá đạt 67,02%, tăng 5,17%; cá đông lạnh đạt 66,87%, tăng 8,23%; mực đông lạnh đạt 66,61%, tăng 5,26%. Bên cạnh đó, một số sản phẩm đạt kế hoạch năm còn thấp và giảm so cùng kỳ năm trước, như: Gạch không nung đạt 43,60%, giảm 61,79%; bia đạt 40,25%, giảm 34,47%; nước mắm đạt 66,65%, giảm 12,89%; bao bì PP đạt 55,54%, giảm 17,94%; gỗ MDF đạt 57,22%, giảm 5,93%.

    Kinh tế vĩ mô - Kiên Giang thu ngân sách Nhà nước 8 tháng năm 2023 tăng hơn 24% (Hình 3).

    Giá trị sản xuất công nghiệp ước 31.486 tỷ đồng, đạt 65,35% kế hoạch năm, tăng 10,41% so với cùng kỳ năm trước.

    Ngoài ra, giải ngân vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý ước 2.268,69 tỷ đồng, đạt 36,35% kế hoạch năm, tăng 3,47% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn cân đối ngân sách địa phương 1.883,58 tỷ đồng, đạt 42,56% kế hoạch năm, tăng 3,64% so cùng kỳ năm trước.

    Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước 566,81 triệu USD, đạt 64,91% kế hoạch năm, tăng 2,83% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, hàng nông sản 203,63 triệu USD, đạt 105,24% kế hoạch năm, tăng 51,93% so cùng kỳ; hàng thủy sản 149,36 triệu USD, đạt 49,79% kế hoạch năm, giảm 19,44% so cùng kỳ; nguyên liệu giày da 128,47 triệu USD, đạt 72,99% kế hoạch, tăng 3,75%. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước 92,71 triệu USD, đạt 57,94% kế hoạch năm, giảm 12,60% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thạch cao giảm 51,41%, hải sản giảm 11,31%, hàng hoá khác giảm 63,32%.

    Kinh tế vĩ mô - Kiên Giang thu ngân sách Nhà nước 8 tháng năm 2023 tăng hơn 24% (Hình 4).

    Toàn tỉnh đã gieo trồng được 278.178 ha, đạt 99,61% kế hoạch.

    Toàn tỉnh đã gieo trồng được 278.178 ha, đạt 99,61% kế hoạch, đến nay đã thu hoạch được 124.357 ha, năng suất ước tính trên trà lúa đã thu hoạch đạt 5,72 tấn/ha, tăng so với cùng kỳ 3,81%. Giá trị sản xuất thủy sản ước 23.957,38 tỷ đồng, đạt 67,22% kế hoạch năm (khai thác đạt 61,18%), tăng 7,12% so với cùng kỳ năm trước, trong đó giá trị nuôi trồng tăng 19,84%, giá trị khai thác giảm 8,88%.

    Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Minh Thành nhận định: Tình hình thời gian tới tiếp tục khó khăn do thời tiết vào mùa mưa, bão trực tiếp tác động đến sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp. Kinh tế phục hồi chậm và khả năng còn kéo dài,… Do đó, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Minh Thành yêu cầu các sở, ban, ngành tỉnh, các huyện, thành phố sắp xếp thứ tự ưu tiên, xác định trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành theo Kế hoạch đã đề ra.

    Kinh tế vĩ mô - Kiên Giang thu ngân sách Nhà nước 8 tháng năm 2023 tăng hơn 24% (Hình 5).

    Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Minh Thành chỉ đạo khẩn trương rà soát các dự án. 

    Ngoài ra, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Minh Thành chỉ đạo khẩn trương rà soát các dự án, nếu không còn khả năng thực hiện hoặc chậm triển khai phải kiên quyết thu hồi. Đồng thời, lập thủ tục kêu gọi đầu tư mới, nhất là nuôi trồng thủy sản, công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu. Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, xuất khẩu; nhất là các mặt hàng nông, thủy sản chủ lực của tỉnh; tiếp tục theo dõi sát diễn biến thời tiết, cảnh báo thiên tai; điều hành sản xuất và vận hành cống linh hoạt, không để ảnh hưởng đến sinh hoạt, sản xuất của nhân dân.

    Phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm đạt kế hoạch, nhất là nuôi trồng thủy sản; đối với sản xuất lúa, cần bám sát chỉ đạo của Trung ương, vừa đáp ứng yêu cầu an ninh lương thực và xuất khẩu; tận dụng thời cơ để giữ lợi thế về thị trường, tạo dựng thương hiệu và uy tín để xuất khẩu gạo trong những năm tới; tăng cường chống khai thác thủy sản bất hợp pháp. Chuẩn bị đón tiếp và làm việc với Đoàn kiểm tra EC về chống khai thác IUU.

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU