noel giáng sinh vui vẻ
Thứ ba, Tháng mười một 26, 2024
spot_img
More
    Trang chủThị trườngKinh tế vĩ môHơn 1,7 triệu tỷ đồng đầu tư thực hiện chương trình nông...

    Hơn 1,7 triệu tỷ đồng đầu tư thực hiện chương trình nông thôn mới giai đoạn 2021-2023

    Sau gần 3 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới 2021 – 2023, cả nước đã huy động được hơn 1,7 triệu tỷ đồng đầu tư thực hiện.

    Hơn 1,7 triệu tỷ đồng thực hiện Chương trình nông thôn mới 2021-2023

    Theo báo Nhân Dân sáng 17/7, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

    Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết năm 2021, cả nước huy động được khoảng 602.603 tỷ đồng từ các nguồn lực để đầu tư thực hiện Chương trình.

    Năm 2022, theo số liệu báo cáo của các địa phương, đến tháng 12/2022, cả nước huy động được khoảng 744.723 tỷ đồng từ các nguồn lực để đầu tư thực hiện Chương trình (tăng 24% so với năm 2021).

    Năm 2023, theo số liệu báo cáo của các địa phương, tính đến tháng 6/2023, cả nước huy động được khoảng 404.618 tỷ đồng từ các nguồn lực để đầu tư thực hiện Chương trình.

    Theo đó, tổng nguồn lực huy động thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2023 (tính đến thời điểm báo cáo) khoảng 1,752 triệu tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách Trung ương đóng vai trò “vốn mồi”, hỗ trực trực tiếp thực hiện Chương trình chiếm khoảng 1,2%, ngân sách địa phương các cấp khoảng 9,9%, vốn lồng ghép từ các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án khác thực hiện trên địa bàn nông thôn khoảng 8,1%, vốn tín dụng khoảng 74,1%, vốn doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức kinh tế khoảng 4,0%, người dân và cộng đồng đóng góp tự nguyện khoảng 2,8%.

    “Đến nay, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới có tỉ lệ giải ngân vốn ngân sách Trung ương cao nhất trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia”, ông Ngô Trường Sơn, Chánh Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương cho hay.

    Bên cạnh kết quả đạt được, hiện hệ thống văn bản pháp lý, văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình ở cấp trung ương chậm được ban hành, nên cũng ảnh hưởng đến tiến độ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án phân bổ kế hoạch, giao vốn ngân sách Trung ương.

    Tiến độ giải ngân kế hoạch vốn ngân sách Trung ương năm 2022 (bao gồm cả kế hoạch vốn năm 2021 chuyển sang thực hiện năm 2022) và giai đoạn 2021-2025 còn chậm. Nhiều địa phương chưa thực hiện việc giải ngân ngay sau khi hoàn thành công tác giao kế hoạch vốn.

    Kinh tế vĩ mô - Hơn 1,7 triệu tỷ đồng đầu tư thực hiện chương trình nông thôn mới giai đoạn 2021-2023

    Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: Báo Công Thương.

    Phấn đấu đến năm 2025 cả nước có 80% xã đạt chuẩn nông thôn mới

    Theo số liệu trên VTV, với nền tảng kinh nghiệm 10 năm xây dựng nông thôn mới, trong 3 năm qua, chương trình đã có những thành tựu đáng ghi nhân: Đến nay, cả nước có hơn 6.000 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Gần 10.000 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, thu nhập bình quân đầu người năm 2023 là hơn 46 triệu đồng/người/năm.

    Cụ thể, lũy kế đến nay, cả nước có hơn 6.000 xã (đạt tỉ lệ 73,65%) đạt chuẩn nông thôn mới (tăng 11,3% so với cuối năm 2020); 263 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn nông thôn mới; 19 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

    Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), đến tháng 7/2023, cả nước có hơn 9.850 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên.

    Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận xung quanh các nội dung: Giải pháp huy động nguồn lực, lồng ghép nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia nhằm hoàn thiện tiêu chí nông thôn mới; phát triển các sản phẩm OCOP; nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới…

    Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan yêu cầu trong thời gian tới, các địa phương, đơn vị liên quan thống nhất quan điểm thực hiện Chương xây dựng nông thôn mới gắn với “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”.

    Cùng với đó, các địa phương cần rà soát, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế; huy động tối đa các nguồn lực thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới; từng bước nâng cao chất lượng đời sống của người dân, thu hẹp dần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.

    Chương trình đặt ra mục tiêu đến năm 2025, phấn đấu cả nước có ít nhất 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; phấn đấu cả nước có ít nhất 50% huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; phấn đấu cả nước có khoảng từ 17-19 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; phấn đấu 60% số thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc thuộc các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới theo các tiêu chí nông thôn mới do UBND cấp tỉnh quy định.

    Để đạt được mục tiêu đề ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho địa phương, bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế để đẩy nhanh tiến độ, hiệu quả Chương trình; sửa đổi, bổ sung Bộ tiêu chí nông thôn mới các cấp theo các mức độ phù hợp hơn với tình hình thực tế tại các địa phương và đặc thù của vùng, miền.

    Đặc biệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục triển khai các giải pháp huy động tối đa các nguồn lực thực hiện chương trình. Quản lý, sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước được giao đảm bảo hiệu quả, phù hợp với quy định của pháp luật. Quyết tâm giải ngân 100% vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia theo Kế hoạch được giao của năm 2022 và 2023. Tăng cường các hoạt động vận động các nhà tài trợ quốc tế, các Tổ chức phi chính phủ (NGOs) hỗ trợ nguồn lực, chia sẻ kinh nghiệm thực hiện các nội dung liên quan đến những vấn đề cấp thiết của Chương trình.

    Bên cạnh đó, các đại biểu tham dự hội nghị cũng đã thẳng thắn nhận diện một số điểm hạn chế của chương trình như: Một số địa phương còn lúng túng, chậm ban hành các văn bản cụ thể hóa Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Nhiều địa phương chưa chú trọng quy hoạch vùng sản xuất tập trung gắn với sản phẩm chủ lực, thị trường đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp còn gặp khó khăn.

    Trúc Chi (t/h)

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU