noel giáng sinh vui vẻ
Thứ hai, Tháng mười một 25, 2024
spot_img
More
    Trang chủThị trườngTài chínhHDBank bầu bổ sung lãnh đạo cấp cao, sẽ mua lại 1...

    HDBank bầu bổ sung lãnh đạo cấp cao, sẽ mua lại 1 công ty chứng khoán

    Tại ĐHĐCĐ tới đây, HDBank sẽ trình cổ đông bầu bổ sung ông Phạm Quốc Thanh – Tổng Giám đốc vào HĐQT và phương án mua lại 1 công ty chứng khoán.

    Mới đây, tại tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023, Ngân hàng TMCP Phát triển Tp. HCM (HDBank, HoSE: HDB) đã công bố tờ trình miễn nhiệm bà Nguyễn Thị Tâm – Thành viên HĐQT theo nguyện vọng cá nhân.

    Đồng thời, HDBank cũng trình cổ đông bầu bổ sung ông Phạm Quốc Thanh – Tổng Giám đốc vào HĐQT nhiệm kỳ 2022-2027.

    Ông Phạm Quốc Thanh sinh năm 1970, là cử nhân Tài chính ngân hàng và cử nhân Ngoại ngữ. Ông từng nắm giữ nhiều vị trí quan trọng tại các ngân hàng như HSBC, ACB, ABBank, Techcombank… trước khi gia nhập HDBank năm 2013.

    Từ tháng 3/2020, ông Thanh được bổ nhiệm giữ chức Tổng Giám đốc HDBank.

    Số lượng Thành viên HĐQT HDBank dự kiến vẫn là 10 thành viên, bao gồm ông Kim Byoungho – Chủ tịch HĐQT, bà Nguyễn Thị Phương Thảo – Phó Chủ tịch HĐQT thường trực; 3 Phó Chủ tịch HĐQT gồm ông Lưu Đức Khánh, ông Nguyễn Thành Đô và ông Nguyễn Hữu Đặng; các thành viên còn lại ông Chu Việt Cường, ông Lim Peng Khoon, ông Phạm Quốc Thanh và ông Lê Mạnh Dũng.

    Tài chính - Ngân hàng - HDBank bầu bổ sung lãnh đạo cấp cao, sẽ mua lại 1 công ty chứng khoán

    Ông Phạm Quốc Thanh – Tổng Giám đốc HDBank.

    Đáng chú ý, tại Đại hội năm 2023, HDBank sẽ trình cổ đông phê duyệt chủ trương góp vốn, mua cổ phần một công ty trong lĩnh vực chứng khoán để công ty đó trở thành công ty con của HDBank.

    HDBank cho biết, ngân hàng xác định lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng đầu tư là một trong những trọng tâm phát triển trong tương lai. Việc đầu tư vào công ty chứng khoán có thể giúp HDBank mở rộng và khai thác hiệu quả hơn nữa tệp khách hàng hiện hữu thông qua cung cấp các dịch vụ như: tư vấn phát hành, tư vấn tài chính, tái cấu trúc doanh nghiệp…

    Ngoài ra, HDBank còn có cơ hội bán chéo sản phẩm, cung cấp dịch vụ thu chi hộ…, từ đó gia tăng doanh thu và lợi nhuận cho ngân hàng.

    Công ty chứng khoán mà HDBank đầu tư sẽ cần đáp ứng một số điều kiện như vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, có lợi nhuận trong 3 năm liên tiếp gần nhất và đáp ứng các quy định hiện hành của HDBank.

    Về kế hoạch năm 2023, HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 13.197 tỷ đồng, tăng trưởng 29%. Tổng huy động 459.398 tỷ đồng, tăng trưởng 25% và tổng dư nợ 333.553 tỷ đồng, tăng trưởng 24%.

    HĐQT ngân hàng cũng dự kiến trình cổ đông kế hoạch chia cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt tỉ lệ tối đa 10% và bằng cổ phiếu tỉ lệ tối đa 15% tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành, từ lợi nhuận chưa phân phối 2022 sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế và trích quỹ theo quy định.

    Đáng chú ý, HDBank dự kiến tăng vốn điều lệ thêm tối đa 3.773 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2022. Tỉ lệ chi trả cổ tức là 15%, tức cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được nhận 15 cổ phiếu phát hành thêm.

     

    Đồng thời, HDBank cũng dự kiến tăng vốn điều lệ thêm 200 tỷ đồng thông qua phát hành 20 triệu cổ phiếu cho người lao động (ESOP) đã được ĐHĐCĐ năm 2021 thông qua.

    Sau khi hoàn thành trả cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành ESOP, dự kiến tổng vốn điều lệ của ngân hàng sẽ tăng từ mức 25.303 tỷ đồng lên 29.276 tỷ đồng.

    Nếu kế hoạch tăng vốn vào năm 2023 thành công, HDBank sẽ nối tiếp 3 năm liền tăng vốn điều lệ bằng từ năm 2020-2022. Theo đó, 3 năm này, ngân hàng đều thực hiện chia cổ tức bằng cổ phiếu và vốn điều lệ HDBank tăng từ 9.810 tỷ đồng vào năm 2019 lên hơn 25.300 tỷ đồng vào cuối năm 2022.

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU