noel giáng sinh vui vẻ
Thứ hai, Tháng mười một 25, 2024
spot_img
More
    Trang chủĐời sống - Xã hộiDân sinhHàng loạt cơ sở tái chế bao bì vô tư xả thải...

    Hàng loạt cơ sở tái chế bao bì vô tư xả thải “bức tử” môi trường

    Nước thải, mùi hôi thối, khói bụi từ hàng chục cơ sở tái chế bao bì tại xã Thái Hòa (Thanh Hóa) đang vô tư xả thải “bức tử” môi trường.

    Thái Hòa là xã thuần nông thuộc huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Khoảng năm 2000, ngoài sản xuất nông nghiệp, một số hộ dân còn tranh thủ thời điểm nông nhàn đi thu mua bao bì (bao tải, bao xi măng …), giấy vụn về bán lại cho thương lái. Để tối ưu hóa lợi nhuận, một số hộ đã học hỏi kinh nghiệm từ các tỉnh phía Bắc, đầu tư máy móc để mở xưởng tái chế bao bì, xay thành hạt nhựa hoặc ép giấy bìa cát tông phơi khô rồi bán lại.

    Nghề tái chế bao bì ở Thái Hòa manh nha và hình thành từ đó. Ban đầu chỉ có vài cơ sở, thấy họ làm ăn khấm khá, người dân lại “học mót” kinh nghiệm, đầu từ mở cơ sở và gia nhập “hội” tái chế bao bì. Khi các cơ sở tái chế còn ít, lượng nước và khí thải ra môi trường chưa nhiều nên áp lực về môi trường không lớn.

    Dân sinh - Hàng loạt cơ sở tái chế bao bì vô tư xả thải “bức tử” môi trường

    Cơ sở tái chế rộng hàng nghìn m2 của gia đình ông Thành dù không đủ điều kiện nhưng vẫn hoạt động, xả thải ra sông Nhơm.

    Lâu dần, các cơ sở tái chế đua nhau mọc lên, cao điểm tại Thái Hòa có hơn 30 cơ sở. Theo thống kê, hiện tại ở địa phương này có hàng chục cơ sở tái chế bao bì đang hoạt động.

    Bao xi măng, bao tải … đã qua sử dụng sẽ được các cơ sở thu mua lại, cho vào máy giặt giặt sạch để phân loại. Giấy bóng sẽ được xay thành hạt nhựa, còn bìa sẽ xay nhiễm và ép thành bìa; nước giặt, cặn xi măng sẽ thải ra sông Nhơm, khói bụi bay lên trời. Phần lớn các cơ sở có quy mô nhỏ lẻ, máy móc cũ kỹ, hệ thống phòng cháy chữa cháy không đảm bảo, công nhân không có đồ bảo hộ lao động.

    Dân sinh - Hàng loạt cơ sở tái chế bao bì vô tư xả thải “bức tử” môi trường (Hình 2).

    Hệ thống các bể lắng xử lý nươc thải sơ sài của cơ sở tái chế bao bì gia đình ông Thành.

    Đi dọc bờ sông Nhơm lên phía thượng nguồn, PV bắt gặp hàng chục chiếc máy đang bơm nước từ sông lên phục vụ cho các cơ sở tái chế bao bì. Nước thải từ các cơ sở này được lắng qua các bể lắng sơ sài, rồi chảy ngược lại sông Nhơm. Mùi hôi thối từ nước thải, nước giặt, khói bụi … khiến người ta thấy ngạt thở.

    Cạnh sông Nhơm, cách UBND xã Thái Hòa khoảng 200m đường chim bay có cơ sở tái chế bao bì của gia đình Phùng Viết Thành rộng hàng nghìn m2 hoạt động. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, họ cho lắp đặt 4 -5 chiếc máy bơm hút nước từ sông Nhơm lên để giặt tẩy trắng bao bì. Nước thải từ hoạt động tái chế có màu trắng đục, mùi hôi thối của nước giặt và cặn xi măng được xả xuống sông.

    Dân sinh - Hàng loạt cơ sở tái chế bao bì vô tư xả thải “bức tử” môi trường (Hình 3).

    Vô tư bơm hút nước sông lên sản xuất khiến dòng chảy bị cản lại.

    Dân sinh - Hàng loạt cơ sở tái chế bao bì vô tư xả thải “bức tử” môi trường (Hình 4).

    Nước thải của quá trình giặt tẩy, sản xuất chưa được xử lý thải ra sông Nhơm.

    Tại đây, hàng chục công nhân không có các dụng cụ bảo hộ lao động chuyên ngành đang phân loại, giặt và nghiền bao bì, ép ra thành phẩm. Tiếng ồn từ các cổ máy đang vận hành phát ra khiến người đứng gần nhau cũng rất khó giao tiếp.

    Dọc bờ sông Nhơm, nằm đối diện cơ sở của gia đình ông Thành là 2 cơ sở tái chế bao bì của các hộ gia đình Hoàng Viết Nguyệt và Trần Văn Thới. Quy trình hoạt động của hai cơ sở tái chế này cũng giống hộ ông Thành.

    Một trong các cơ sở còn “chiếm dụng” thân đê để phơi khô bìa cát tông. Phải rất khó khăn PV mới vượt qua được núi rác thải tập kết trên bờ sông để di chuyển lên thượng nguồn dòng Nhơm.

    Dân sinh - Hàng loạt cơ sở tái chế bao bì vô tư xả thải “bức tử” môi trường (Hình 5).

    Mũi tên màu đỏ là vị trí các cơ sở tái chế xả thải ra sông Nhơm.

    Theo quan sát của PV, các bể lắng ở các cơ sở này đã bị lấp đầy, chúng gần như không có tác dụng; bùn thải và nước thải được gom lại theo đường ống đục xuyên bờ đê chảy ra sông. Một cơ sở tái chế năm lọt thỏm giữa trụ sở UBND xã và trường Tiểu học Thái Hòa.

    Năm 2018, Sở Tài nguyên-Môi trường Thanh Hóa đã tiến hành kiểm tra, xử phạt 28 cơ sở tái chế bao bì tại xã Thái Hòa. Sở này cũng buộc 21/28 cơ sở tạm dừng hoạt động vì không có hồ sơ, thủ tục về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước và gây ô nhiễm môi trường.

    Sở Tài nguyên Môi trường Thanh Hóa cũng kiến nghị UBND huyện Triệu Sơn tổ chức kiểm tra việc sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất giữa UBND xã Thái Hòa với các cơ sở giặt và tái chế bao bì trên địa bàn xã.

    Dân sinh - Hàng loạt cơ sở tái chế bao bì vô tư xả thải “bức tử” môi trường (Hình 6).

    Cơ sở tập kết bao bì lấn chiếm bờ sông Nhơm.

    Dân sinh - Hàng loạt cơ sở tái chế bao bì vô tư xả thải “bức tử” môi trường (Hình 7).

    Bao bì, rác thải tập kết tai bờ sông gây ô nhiễm môi trường.

    Dân sinh - Hàng loạt cơ sở tái chế bao bì vô tư xả thải “bức tử” môi trường (Hình 8).

    Bể lắng của cơ sở này gần như mất tác dụng, nước thải xả ra sông.

    Trường hợp phát hiện có vi phạm về đất đai đề nghị UBND xã Thái Hòa phải thanh lý, chấm dứt các hợp đồng giao đất không đúng thẩm quyền, chỉ đạo các hộ gia đình, cá nhân tháo dỡ công trình xây dựng trái phép trên diện tích đất thầu, đất lấn chiếm.

    Lê Đình Sỹ, Chủ tịch UBND xã Thái Hòa xác nhận, hiện tại trên địa bàn xã có hơn 10 cơ sở tái chế bao bì đang hoạt động. Tất cả các cơ sở đều xây dựng nhà xưởng, đặt máy móc trên đất ở của hộ gia đình, đất nông nghiệp, đất công ích thuê thầu của xã và đất lấn chiếm hành lang sông Nhơm. Nước thải chỉ qua các bể lắng, chưa xử lý đạt chuẩn được các hộ thải ra sông Nhơm gây ô nhiễm môi trường.

    Dân sinh - Hàng loạt cơ sở tái chế bao bì vô tư xả thải “bức tử” môi trường (Hình 9).

    Cơ sở tái chế bao bì của gia đình ông Nguyệt nằm giữa UBND xã và trường Tiểu học Thái Hòa.

    Dân sinh - Hàng loạt cơ sở tái chế bao bì vô tư xả thải “bức tử” môi trường (Hình 10).

    Nước từ quá trình giặt tẩy, sản xuất chưa xử lý đạt chuẩn thải ra sông.

    Dù các cơ sở không đủ điều kiện hoạt động, nhưng vì “mưu sinh” của người dân địa phương nên xã Thái Hòa đang tạo điều kiện cho họ tồn tại. Hiện, UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt quy hoạch một làng nghề sản xuất kinh doạnh tập trung tại địa bàn xã Thái Hòa. Khi nào kêu gọi được nhà đầu tư, hoàn thiện hệ thống hạ tầng, địa phương sẽ di dời tất cả cơ sở tái chế vào làng nghề để đảm bảo công tác môi trường.

    Cũng theo ông Sỹ, hiện có khoảng gần 10 hộ dân thuê thầu đất công ích của xã để sản xuất nông nghiệp, nhưng sử dụng sai mục đích để xây dựng cơ sở tái chế bao bì. Tuy nhiên, vì “mưu sinh” của người dân nên xã chưa tiến hành chấm dứt hợp đồng, thu hồi đất đã cho thuê.

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU