noel giáng sinh vui vẻ
Thứ ba, Tháng mười một 26, 2024
spot_img
More
    Trang chủThị trườngKinh tế vĩ môHai bộ giải trình về thị trường xăng dầu trước Ủy ban...

    Hai bộ giải trình về thị trường xăng dầu trước Ủy ban Kinh tế Quốc hội

    Dự kiến sáng 28/2, Ủy ban Kinh tế Quốc hội khóa XV sẽ chủ trì tổ chức phiên giải trình về tình hình thị trường xăng dầu.

    Ủy ban Kinh tế Quốc hội khóa XV vừa có văn bản mời các doanh nghiệp xăng dầu tham dự phiên giải trình về tình hình xăng dầu và kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trong công tác quản lý Nhà nước về xăng dầu.

    Theo đó, cơ quan này nêu rõ căn cứ chức năng giám sát được quy định, thực hiện nhiệm vụ theo Nghị quyết 499 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV và theo chỉ đạo của lãnh đạo Quốc hội, Ủy ban Kinh tế tổ chức Phiên giải trình về tình hình thị trường xăng dầu và kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trong công tác quản lý nhà nước về xăng dầu.

    Cơ quan giải trình là Bộ Công Thương và Bộ Tài chính. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải và Chủnhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh sẽ chủ trì cuộc họp này vào sáng 28/2.

    Kinh tế vĩ mô - Hai bộ giải trình về thị trường xăng dầu trước Ủy ban Kinh tế Quốc hội

    Hai Bộ Công Thương và Tài chính sẽ giải trình về thị trường xăng dầu trước Ủy ban Kinh tế Quốc hội vào sáng 28/2 tới đây (Ảnh: Hữu Thắng).

    Trước đó, hàng trăm doanh nghiệp bán lẻ và thương nhân phân phối xăng dầu đồng loạt gửi kiến nghị lên Thủ tướng, Văn phòng Chính phủ, Quốc hội, Bộ Công Thương, VCCI… xung quanh các quy định bất cập trong kinh doanh xăng dầu hiện nay và góp ý tại nghị định sửa đổi Nghị định 95 và Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu.

    Các doanh nghiệp cho biết, Nghị định 83 và Nghị định 95 về kinh doanh xăng dầu hiện có nhiều do nhiều quy định chưa phù hợp, đặc biệt là các quy định ở khâu bán lẻ dẫn đến doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu thua lỗ nặng trong thời gian dài, kéo theo sự đứt gãy chuỗi cung ứng, thị trường bất ổn… dẫn đến tình trạng thiếu hụt xăng dầu.

    Gửi kiến nghị, các doanh nghiệp bán lẻ đề nghị phải có mức chiết khấu cho bán lẻ, cụ thể từ 5 – 6% tính trong giá cơ sở. Ngoài ra, doanh nghiệp bán lẻ được quyền mua hàng từ 2 – 3 đầu mối, không nên bắt buộc chỉ mua hàng từ một đầu mối/thương nhân phân phối như quy định hiện nay.

    Các doanh nghiệp phân phối kiến nghị được mua hàng từ đầu mối, từ thương nhân phân phối đồng cấp, không nên sửa lại là thương nhân phân phối chỉ được phép mua hàng từ 3 đầu mối theo dự thảo nghị định sửa đổi.

    Trong khi đó, góp ý dự thảo sửa đổi nghị định kinh doanh xăng dầu, Bộ Tài chính cho rằng nên quy định mức thù lao tối thiểu đại lý bán lẻ để doanh nghiệp hoạt động ổn định.

    Tuy nhiên, mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong bản góp ý dự thảo lại cho rằng, không nên quy định mức chiết khấu tối thiểu nhằm đảm bảo quyền tự quyết của doanh nghiệp, giảm can thiệp Nhà nước vào hoạt động kinh doanh.

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU