noel giáng sinh vui vẻ
Chủ Nhật, Tháng mười một 24, 2024
spot_img
More
    Trang chủĐời sống - Xã hộiQuan điểmHà Nội rất cần chính sách đặc thù, thu hút người tài...

    Hà Nội rất cần chính sách đặc thù, thu hút người tài phục vụ Thủ đô

    Các đại biểu Quốc hội cho rằng, chỉ thu hút và trọng dụng nhân tài là chưa đủ mà cần phải có chính sách tìm kiếm, phát hiện nhân tài.

    Thảo luận tại hội trường Quốc hội về quy định thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi sáng 27/11, đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng (đoàn Cần Thơ) nhận định, đây là nội dung hết sức quan trọng đối với việc thúc đẩy Thủ đô phát triển mạnh mẽ, đột phá để đạt được các mục tiêu đề ra.

    Nếu Luật Thủ đô 2012 chỉ có một câu nêu về chính sách trọng dụng nhân tài, thì dự thảo Luật sửa đổi đã có hẳn điều luật quy định về nội dung trên (Điều 17).

    Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, quy định tại điều luật này vẫn chưa rõ, chưa đầy đủ, cần hoàn thiện để việc triển khai được khả thi. Theo số liệu tra cứu được, giai đoạn 2013-2022, Hà Nội chỉ thu hút được 55 nhân tài, là thủ khoa các trường đại học và Tp.HCM là 5 nhân tài (trong giai đoạn 2018-2022).

    Bên cạnh đó, theo đại biểu, thực tiễn cho thấy, không thể chỉ đưa ra một số ưu đãi, chờ người tài đến với mình mà phải chủ động tìm kiếm, phát hiện, từ đó lôi kéo để thu hút họ.

    Chính phủ, các quốc gia, nhiều tập đoàn lớn… đã chủ động tìm kiếm, phát triển nhân tài từ rất sớm khi còn là học sinh, sinh viên. Họ sẵn sàng hỗ trợ học phí, trả lương, kí cam kết tuyển dụng với các nhân tố được phát hiện từ trước khi ra trường.

    Đối thoại - Hà Nội rất cần chính sách đặc thù, thu hút người tài phục vụ Thủ đô

    Đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng, đoàn Cần Thơ (Ảnh: Quochoi.vn).

    Vì vậy, đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng lập luận, chỉ thu hút và trọng dụng nhân tài là chưa đủ mà cần phải có chính sách tìm kiếm, phát hiện nhân tài. Đồng thời, cần làm rõ hơn khái niệm “nhân tài”.

    “Theo tôi, nhân tài không hẳn là người thông minh nhất, có nhiều bằng cấp nhất và học vị cao nhất, mà là người phù hợp nhất với công việc, đạt được kết quả cao nhất với nhiệm vụ được giao, có tầm nhìn phát triển trong tương lai…”, đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng nói.

    Đáng lưu ý, đại biểu đề nghị cần có chương riêng quy định về nội dung này với tên gọi “Đào tạo, bồi dưỡng, phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao”.

    Đại biểu cho rằng, cần nghiên cứu bổ sung các quy định như xây dựng chính sách thông tin truyền thông về phát hiện thu hút nguồn nhân tài; bổ sung cơ chế chính sách phát triển sớm nhân tài từ đó có lộ trình đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng vào ngành nghề trọng điểm; bổ sung xây dựng môi trường làm việc văn minh, hiện đại để người tài phát triển; bổ sung chính sách hỗ trợ nhà ở gia đình người có tài…

    Đối thoại - Hà Nội rất cần chính sách đặc thù, thu hút người tài phục vụ Thủ đô (Hình 2).

    Đại biểu Dương Khắc Mai, đoàn Đắk Nông (Ảnh: Quochoi.vn).

    Đại biểu Dương Khắc Mai (đoàn Đắk Nông) cho rằng, để cụ thể hóa yêu cầu tại Nghị quyết số 15, Điều 17 của dự luật đã thiết kế một khoản về thu hút, trọng dụng nhân tài, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Thủ đô.

    Theo đại biểu, đây là nội dung quan trọng, tạo ra “cú hích” trong cơ chế thu hút, trọng dụng, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho Thủ đô Hà Nội.

    Tuy nhiên, để quy định có tính khả thi hơn, đại biểu cho rằng cần trao quyền cho HĐND thành phố ban hành các văn bản quy định cụ thể hơn với các đối tượng cần thu hút, có sự phân loại các đối tượng một cách rõ ràng, để có quy định về chế độ, chính sách cho phù hợp trong việc tuyển dụng, bổ nhiệm và đãi ngộ, để thu hút, giữ chân được người tài đóng góp cho sự phát triển của Thủ đô.

    Bên cạnh đó, đại biểu Dương Khắc Mai cho hay, quy định đẩy mạnh phân quyền cho chính quyền thành phố trong quyết định một số nội dung thuộc tổ chức bộ máy, biên chế là một bước đột phá quan trọng, tạo tiền đề cho thành phố thực hiện các cơ chế chính sách đặc thù trong dự thảo.

    Việc phân quyền cho Hội đồng nhân dân thành phố được quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các cơ quan chuyên môn đặc thù, tổ chức hành chính đặc thù thuộc UBND thành phố Hà Nội, quận, huyện, thị xã, tạo sự chủ động, linh hoạt, đáp ứng yêu cầu kịp thời trong công tác quản lý nhà nước hiện nay.

    Tuy nhiên, đại biểu cho rằng cũng cần nghiên cứu quy định thêm một số điều kiện, yêu cầu đặt ra để đảm bảo sự thận trọng, chặt chẽ hơn đối với việc thành lập các cơ quan mới này.

    Đối thoại - Hà Nội rất cần chính sách đặc thù, thu hút người tài phục vụ Thủ đô (Hình 3).

    Đại biểu Phạm Văn Hòa, đoàn Đồng Tháp (Ảnh: Quochoi.vn).

    Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) bày tỏ sự thống nhất đối với quy định tại điều 17 dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi, quy định về vấn đề thu hút, trọng dụng nhân tài. Ông Hòa cho rằng, Hà Nội đang rất cần có các chính sách đặc thù, giống như Tp.HCM, để tạo ra hành lang cơ chế tốt và thoáng, qua đó thu hút người tài phục vụ cho Thủ đô.

    Tuy vậy, vị đại biểu nhận định quy định tại dự thảo còn có phần chung chung, chưa giải thích được căn cứ pháp lý trong việc đào tạo một số đối tượng như học sinh, sinh viên…

    “Những đối tượng này sẽ có cơ chế, chế độ đặc thù ra sao, học hành ra sao?”, ông Hòa đặt câu hỏi, và dẫn câu chuyện xảy ra trong thời gian qua tại một số địa phương như Đà Nẵng hay Tp.HCM.

    “Đào tạo cho đã đời, đi học xong ở nước ngoài luôn, hoặc có về thì không phục vụ cho cơ quan nhà nước mà lại phục vụ cho doanh nghiệp tư nhân, trong khi ngân sách thành phố bỏ tiền ra để đào tạo cho họ”, ông Hòa nói và đề nghị phải có quy định rõ, ràng buộc nghĩa vụ đối với người được thụ hưởng chính sách.

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU