noel giáng sinh vui vẻ
Thứ tư, Tháng mười 23, 2024
spot_img
More
    Trang chủĐời sống - Xã hộiDân sinhGỡ thẻ vàng IUU - Nhiệm vụ cấp bách: Đưa công nghệ...

    Gỡ thẻ vàng IUU – Nhiệm vụ cấp bách: Đưa công nghệ vào giám sát (Bài 3)

    Nhật ký hoạt động khai thác hải sản của các tàu được truyền qua các thiết bị định vị về máy chủ của BQL cảng cá, siết chặt công tác kiểm soát.

    “Khi đi khai báo, khi về kê khai”

    Gần 2 năm nay, anh Nguyễn Văn Hồng (SN 1984), chủ tàu HT 90146 đã dần quen với việc “khi đi khai báo, khi về kê khai”. Anh Hồng cho hay, tàu của anh dài 13,7m/140CV, chủ yếu đánh cá thu. Khu vực tàu anh đánh bắt là ở vùng lộng cách bờ 30 hải lý. Thông thường, tàu anh xuất cảng khoảng 7 ngày là trở về. Trước đây, tàu anh hay tàu của các ngư dân khác khi xuất cảng đều không thực hiện khai báo nhưng những năm trở lại nay, được các cơ quan chức năng hướng dẫn, tàu anh đã chấp hành tốt việc khai báo.

    Dân sinh - Gỡ thẻ vàng IUU - Nhiệm vụ cấp bách: Đưa công nghệ vào giám sát (Bài 3)

    Chủ tàu Nguyễn Văn Hồng thực hiện khai báo trước khi tàu xuất cảng tại Cảng Cửa Sót.

    Tương tự, anh Hồ Sư Kỳ (SN 1992), thuyền trường tàu NA90205 TS chia sẻ, tàu của anh dài 21,09m/450CV, khai thác vùng biển khơi. Từ khi anh được cán bộ chức năng tuyên truyền về việc nghiêm túc chấp hành các quy định trong khai thác thuỷ sản, tàu anh không di chuyển sang vùng đánh bắt của nước khác. Tàu cá của anh được lắp thiết bị giám sát hành trình. Tất cả hành trình di chuyển của tàu đều cập nhật về hệ thống phần mềm của Ban quản lý cảng. Khi đi, anh Kỳ thông báo cho BQL cảng, xin giấy xuất lạch. Tàu của anh sẽ được cán bộ BQL kiểm tra hệ thống giám sát đang hoạt động hay không? có bao nhiêu thuyền viên? Sau đó, anh tiếp tục sang Đồn Biên phòng Cửa Sót để thực hiện việc kiểm tra bảo hiểm. Sau quy trình nói trên, tàu của anh mới được cấp giấy xuất lạch.

    Anh Kỳ cho hay, tàu của anh đánh bắt hải sản bằng lưới chụp, tầm 10 ngày là vào cập cảng. Khi vào cập cảng trở lại, anh cũng phải trình báo với lực lượng bộ đội biên phòng, thực hiện khai báo sản lượng cho BQL cảng.

    “Thời gian đầu, tôi làm chưa quen, cảm giác rối nhưng nhờ sự hướng dẫn của cán bộ BQL, lực lượng BĐBP giờ tôi và bà con ngư dẫn đã quen nên có thể tự thực hiện khai báo và thấy rất dễ”, anh Kỳ nói.

    Dân sinh - Gỡ thẻ vàng IUU - Nhiệm vụ cấp bách: Đưa công nghệ vào giám sát (Bài 3) (Hình 2).

    Anh Kỳ mong mỏi, Việt Nam sớm gỡ được thẻ vàng, để những con cá, con tôm ngư dân đánh bắt có giá trị kinh tế cao, đảm bảo nguồn thu nhập.

    Gia đình anh Kỳ làm nghề đánh bắt hải sản 12 năm nay. Cuộc sống của đại gia đình anh phụ thuộc vào những chuyến ra khơi. Là một thuyền trưởng, anh nhận thức được, việc chấp hành các quy định đánh bắt hải sản của anh sẽ góp phần giúp Việt Nam gỡ thẻ vàng IUU.

    “Chiếc tàu gia đình tôi đóng từ năm 2010, mất tổng gần 5 tỷ. Nếu Việt Nam không sớm gỡ được thẻ vàng, hải sản không xuất khẩu được sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của các ngư dân. Nên tôi mong các ngư dân, chủ tàu ý thức chấp hành để góp phần nhanh chóng gỡ được thẻ vàng”, anh Kỳ bày tỏ.

    Kiểm soát bằng công nghệ

    Ông Phan Văn Phú, phụ trách Phòng điều độ và dịch vụ hậu cần Ban Quản lý các cảng cá Sở NN-PTNN Hà Tĩnh cho biết, đến thời điểm hiện tại, cơ bản các chủ tàu đã chấp hành nghiêm túc việc khai báo nhật ký, đánh bắt trên biển theo đúng nội quy, theo vùng được cấp phép.

    Dân sinh - Gỡ thẻ vàng IUU - Nhiệm vụ cấp bách: Đưa công nghệ vào giám sát (Bài 3) (Hình 3).

    Tất cả các dữ liệu, hành trình di chuyển của các tàu cá được thiết bị giám sát truyền về hệ thống máy chủ tại cảng cá.

    Các tàu cá khi xuất cảng phải bật hệ thống định vị 24/24. Đối với những tàu cá dài dưới 15m trở xuống theo quy định thì không phải lắp thiết bị giám sát hành trình. Mặc dù không bị giám sát bởi công nghệ nhưng ngư dân vẫn ý thức chấp hành.

    Trước đây, khi bắt đầu triển khai thực hiện khai báo nhật ký, đa phần ngư dân không quen với các thủ tục hành chính nên cán bộ BQL gặp rất nhiều khó khăn. Sau một thời gian bám sát hướng dẫn, các ngư dân đã thành thục việc ghi phiếu khai báo. Trước khi xuất cảng, chủ tàu thông báo cho BQL trước 1 tiếng đồng hồ, báo số lượng thuyền viên đi cùng và các loại giấy tờ, thực hiện kiểm tra theo quy định tại Nghị định 01 năm 2022 của Bộ NN&PTNN. Khi về, các chủ tàu phải thông báo sản lượng, nộp nhật ký báo cáo khai thác. Đối với các loại tàu trên 12m phải ghi tọa độ, thời gian các mẻ lưới mẻ câu, khối lượng thành phần loài; Tàu từ 6 – 12m, phải ghi báo cáo khai thác hải sản, không phải ghi tọa độ chỉ khai báo số lượng, thành phần loài.

    Dân sinh - Gỡ thẻ vàng IUU - Nhiệm vụ cấp bách: Đưa công nghệ vào giám sát (Bài 3) (Hình 4).

    Lực lượng Biên phòng Hà Tĩnh kiểm tra thiết bị giám sát hành trình trên các tàu cá.

    “Thường ngày, tại Cảng Cửa Sót có trung bình 40 – 50 lượt tàu khai báo. Ngoài tàu địa phương còn có tàu Nghệ An, Thanh Hóa, Bình Định và một số tỉnh khác. Các tàu ngoài tỉnh đều chấp hành đầy đủ việc khai báo, các trang thiết bị định vị trên tàu, khai báo khi cập cảng, rời cảng… Ngoài các thiết bị định vị, hệ thống giám sát, chung tôi còn lập nhóm Zalo để phối hợp, điều hành kịp thời. Đối với tàu nằm trong nhóm nguy cơ cao khai thác bất hợp pháp, khi đề nghị rời cảng, BQL cảng sẽ từ chối, đồng thời thông báo chính quyền, cơ quan chức năng giải pháp ngăn chặn từ sớm”, ông Phú nói.

    Quyết liệt là vậy nhưng BQL cảng Cửa Sót nói riêng cũng như nhiều BQL cảng cá, lực lượng chức năng khác nói chung cũng gặp không ít khó khăn trong quản lý tàu nộp nhật ký khai thác, kiểm tra sản lượng, phương pháp đánh bắt… Bởi, điều cốt lõi, quyết định vẫn là ý thức tự giác chấp hành của các ngư dân. 

    Dân sinh - Gỡ thẻ vàng IUU - Nhiệm vụ cấp bách: Đưa công nghệ vào giám sát (Bài 3) (Hình 5).

    Công tác phối hợp, điều hành được các lực lượng chuyên trách kết nối qua Nhóm Zalo, kịp thời xử lý các tình huống.

    Chính bởi vậy, song song với công tác kiểm tra, giám sát, công tác tuyên truyền được xác định là nhiệm vụ then chốt. Các cơ quan chuyên trách tại Hà Tĩnh đã tổ chức rất nhiều buổi tuyên truyền trực tiếp cho ngư dân về hậu quả của việc khai thác hải sản sai quy định; tuyên truyền gián tiếp qua Tivi, các kênh thông tin điện tử, in bảng biểu, áp phích.

    Ngoài ra, khung giờ từ 5h30 – 7h sáng hàng ngày, loa phát thanh tại các địa phương thường xuyên phát các quy định về đánh bắt hải sản để tuyên truyền cho bà con ngư dân. 

    Theo ông Nguyễn Tông Thắng, phó Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản Hà Tĩnh, khó khăn nhất hiện nay đó là việc duy trì giám sát hành trình tàu cá, phải kiểm tra giám sát thường xuyên, tránh tình trạng mất kết nối.

    “Đơn vị chúng tôi làm rất căng vấn đề này. Đối với những tàu ra khơi bị mất kết nối, các chủ tàu phải báo ngay để lực lượng chuyên trách để phối hợp với đơn vị cung cấp thiết bị xử lý ngay. Đối với các tàu, quá trình giám sát định vị, nếu thấy đến gần khu vực không được đánh bắt, chúng tôi cũng phát cảnh báo ngay”, ông Thắng nhấn mạnh.

    Dân sinh - Gỡ thẻ vàng IUU - Nhiệm vụ cấp bách: Đưa công nghệ vào giám sát (Bài 3) (Hình 6).

    Đồn biên phòng Kỳ Khang (BĐBP Hà Tĩnh) phối hợp với các lực lượng, chính quyền địa phương tuyên truyền tập trung cho gần 300 ngư dân của xã Kỳ Hà(TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh).

    “Hơn ai hết, ngư dân phải ý thức được rằng, việc chấp hành đầy đủ các quy định của Luật Thủy sản chính là bảo vệ “miếng cơm manh áo” của bà con, chung tay nỗ lực cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” IUU trong năm 2023”, ông Lê Đức Nhân, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Tĩnh nhấn mạnh.

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU