noel giáng sinh vui vẻ
Thứ hai, Tháng mười một 25, 2024
spot_img
More
    Trang chủThị trườngTài chínhGiảm lãi suất cho vay: Không chỉ là chính sách “trên báo,...

    Giảm lãi suất cho vay: Không chỉ là chính sách “trên báo, trên TV”

    Việc NHNN giảm lãi suất cho vay hai lần liên tiếp trong quý I/2023 là tín hiệu tích cực, song doanh nghiệp vẫn cần sự hỗ trợ trong quá trình sản xuất kinh doanh.

    Tín hiệu lãi suất giảm là động thái rất tích cực

    Theo số liệu thống kê, tăng trưởng tín dụng 3 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm trước đang ở mức rất thấp. Trong khi đó, lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh giảm, kéo theo lãi suất huy động hạ nhiệt, thúc đẩy giảm lãi suất cho vay. 

    Tuy nhiên doanh nghiệp lại không tiếp cận được dù cho nguồn vốn còn rất dồi dào. Nhiều doanh nghiệp đang gặp khó do xuất khẩu giảm, đặc biệt gặp khó khăn ở thị trường EU và Mỹ, dẫn đến hàng hóa bị ùn ứ, tồn động. 

    Chia sẻ với Người Đưa Tin, bà Phạm Thị Kim Oanh – Giám đốc tài chính Tập đoàn Hòa Phát cho biết, năm 2022 sản xuất công nghiệp nặng trong đó có ngành thép chịu ảnh hưởng nặng nề do bối cảnh kinh tế Việt Nam và thế giới biến động khó lường. 

    Tài chính - Ngân hàng - Giảm lãi suất cho vay: Không chỉ là chính sách “trên báo, trên TV”

    Tín hiệu lãi suất giảm là động thái rất tích cực cho các doanh nghiệp.

    Là đơn vị sản xuất thép lớn thị phần số 1 tại Việt Nam, Hòa Phát cần tín dụng lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Lãi suất tăng cao sẽ khiến doanh nghiệp có chi phí tài chính cao. Vậy nên, động thái lãi suất giảm là tín hiệu rất tích cực cho các doanh nghiệp nói chung và Hoà Phát nói riêng.

    Theo chia sẻ của bà Oanh, Tập đoàn Hòa Phát hiện đang đi vay ở mức quanh 7% cho vốn ngắn hạn và trên 10% cho vốn dài hạn. Cầu thị trường hiện đang giảm kỷ lục, nếu lãi suất tiếp tục tăng cao thì không chỉ Hòa Phát mà các doanh nghiệp khó lòng “gồng gánh” được. Với kỳ vọng lãi suất giảm 1-2% sẽ giúp doanh nghiệp hồi phục lại lợi nhuận để tiếp tục tái đầu tư cho vòng sản xuất kinh doanh chu kỳ tiếp theo. 

    Bên cạnh đó, bà cũng mong muốn các cơ quan Nhà nước tiếp tục kiểm soát tốt chính sách tỉ giá để doanh nghiệp giải được bài toán cấu trúc chi phí tài chính.

    Ông Nguyễn Đình Tùng – Tổng Giám đốc Vina T&T nói rằng: “Là doanh nghiệp xuất khẩu chính các mặt hàng nông sản, doanh nghiệp có thể chịu mức lãi suất từ 8-8,5%/năm. Nhưng thực tế hiện nay lãi suất trên mức 10%. Đặc biệt, điều quan trọng là doanh nghiệp không có đầu ra, ngân hàng yêu cầu dòng tiền và nhiều điều kiện mới hỗ trợ”.

    Tài chính - Ngân hàng - Giảm lãi suất cho vay: Không chỉ là chính sách “trên báo, trên TV” (Hình 2).

    Ông Nguyễn Đình Tùng – Tổng Giám đốc Vina T&T.

    Tuy nhiên, theo ông Tùng, người nông dân đang gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn bởi sản phẩm nông nghiệp như cây trồng dài hạn không được coi tài sản để có thể vay vốn. 

    “Do đó, cần có chính sách hỗ trợ, đừng để tình trạng người nông dân có đất nhưng không có tiền đầu tư trong khi người đi thuê không có đất cũng không vay được”, ông Tùng nói.

    Lãi suất vẫn quá cao

    Tại một sự kiện về kinh tế tư nhân diễn ra ngày 2/4 vừa qua, bà Nguyễn Thị Nga – Chủ tịch Tập đoàn BRG nhấn mạnh, với khó khăn chung của các doanh nghiệp, sau giai đoạn căng thẳng về thanh khoản, hiện nay Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra nhiều gói tín dụng lớn và giảm lãi suất cho vay.

    “Đây là một chính sách rất tốt và kịp thời từ Chính phủ. Vì vậy, doanh nghiệp nên mạnh dạn đến ngân hàng đề nghị hỗ trợ doanh nghiệp”, Chủ tịch BRG nhấn mạnh.

    Theo bà, không chỉ là chính sách “trên báo, trên TV” mà các ngân hàng cũng rất tích cực với chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. “Tôi tin rằng hiện nay không ngân hàng nào làm trái chủ trương chính sách của Chính phủ để doanh nghiệp bớt khó khăn hơn”, bà Nga nói.

    Tuy nhiên, Chủ tịch BRG cũng đánh giá, lãi suất hiện nay vẫn quá cao và vượt nhiều quốc gia trong khu vực. Mức lãi suất cho vay phải giảm thêm 2-3% nữa thì doanh nghiệp mới dám tiếp cận.

    Tài chính - Ngân hàng - Giảm lãi suất cho vay: Không chỉ là chính sách “trên báo, trên TV” (Hình 3).

    Hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn (Ảnh: Thu Huyền).

    Còn ông Cao Tiến Đoan – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hoá nói rằng, bên cạnh những chủ trương, chính sách thuận lợi, thực tế việc doanh nghiệp được tiếp cận và thụ hưởng các nguồn vốn trên lại rất khó khăn, điển hình như: Khó khăn, vướng mắc do thủ tục hành chính; điều kiện cho vay siết chặt trong khi đa số các doanh nghiệp tư nhân hiện nay là doanh nghiệp nhỏ và vừa, vốn chủ sở hữu và năng lực tài chính thấp.

    Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp thiếu tài sản đảm bảo hoặc tài sản đảm bảo có giá trị thấp trong khi nhu cầu vay vốn cao; nhiều dự án qua thẩm định không đảm bảo tính khả thi; hệ thống kế toán sổ sách chứng từ sơ sài, thiếu độ tin cậy; quyền sở hữu tài sản chưa được xác lập theo quy định…

    Từ những khó khăn trên, ông Đoan đề xuất, chênh lệch giữa lãi suất huy động đầu vào và lãi suất cho vay đầu ra của các ngân hàng thương mại còn cao, các ngân hàng thương mại chia sẻ với các doanh nghiệp trong thời điểm khó khăn này bằng cách xem xét, kiểm soát các chi phí đầu vào, các rủi ro trong hoạt động.

    Đồng thời, theo ông Đoan, Ngân hàng Nhà nước cần đánh giá tình hình kinh tế, thực trạng hoạt động của các ngân hàng thương mại để xem xét nới room tín dụng phù hợp đối với từng ngân hàng thương mại để đáp ứng được nhu cầu vốn ngày càng cao của nền kinh tế.

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU