noel giáng sinh vui vẻ
Thứ bảy, Tháng mười một 23, 2024
spot_img
More
    Trang chủThị trườngKinh tế vĩ môGiá lúa giảm cuối vụ thu hoạch, giá gạo biến động khó...

    Giá lúa giảm cuối vụ thu hoạch, giá gạo biến động khó đoán

    Diễn biến thị trường lúa gạo cho thấy có sự điều chỉnh vì các địa phương nguồn cung còn ít trong khi nhu cầu thay đổi từng ngày.

    Giá lúa, giá gạo tăng giảm trái chiều

    Giá lúa gạo ngày 3/4 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long điều chỉnh giảm với lúa. Tại các địa phương, nguồn lúa còn ít, đa phần lúa đã cọc và chờ cắt.

    Trên thị trường lúa, ghi nhận tại các địa phương như Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp… bình quân giá lúa dao động quanh mốc 7.200 -7.900 đồng/kg. Tại Long An, nguồn lúa còn lại chủ yếu là lúa thơm và Nếp. Giá biến động nhẹ, nhu cầu lai rai. Còn tại các tỉnh Bạc Liêu và Kiên Giang chủ yếu là nguồn lúa ST, giá bình ổn.

    Tại An Giang, đa phần lúa đã cọc, chờ cắt, lúa chưa cọc còn ít, giá ít biến động. Cụ thể, theo cập nhật của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, lúa Đài thơm 8 dao động quanh mốc 7.600 – 7.800 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg; lúa OM 18 ở mức 7.600 – 7.800 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg; IR 504 ở mức 7.200 – 7.300 đồng/kg, giảm 200 đồng/kg; OM 5451 ở mức 7.400 – 7.600 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg; lúa Nàng Hoa 9 dao động quanh mốc 7.500 – 7.700 đồng/kg, giảm 200 đồng/kg; nếp Long An duy trì quanh mốc 7.700 – 7.800 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg. Riêng lúa OM 380 duy trì ổn định quanh mức 7.500 – 7.600 đồng/kg.

    Với mặt hàng gạo, giá gạo biến động trái chiều giữa các chủng loại gạo. Ghi nhận tại các địa phương như Tiền Giang, An Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp hôm nay nhu cầu mua gạo của các kho đều, giá tiếp đà tăng từ 50 – 100 đồng/kg. Tại Lấp Vò (Đồng Tháp), An Cư (Cái Bè, Tiền Giang) nguồn gạo về ít, kho mua chậm lại.

    Cụ thể, giá gạo nguyên liệu IR 504 dao động quanh mốc 10.600 – 10.650 đồng/kg, tăng 50 đồng/kg. Trong khi đó, gạo thành phẩm IR 504 duy trì ổn định ở mức 13.000 – 13.100 đồng/kg.

    Kinh tế vĩ mô - Giá lúa giảm cuối vụ thu hoạch, giá gạo biến động khó đoán

    Các địa phương Đồng bằng sông Cửu Long đang thu hoạch vụ lúa Đông Xuân nên thị trường lúa gạo có nhiều thay đổi theo cung – cầu.

    Với mặt hàng phụ phẩm, giá phụ phẩm quay đầu giảm. Theo đó, giá tấm IR 504 duy trì ổn định ở mức 10.300 – 10.400 đồng/kg, giảm 200 đồng/kg; trong khi đó, cám khô quay đầu giảm 50 – 150 đồng/kg xuống còn 4.600 – 4.800 đồng/kg.

    Tại các chợ lẻ, giá gạo đi ngang. Theo đó, giá gạo thường dao động quanh mốc 14.000 – 15.000 đồng/kg; gạo Jasmine 17.000 – 18.000 đồng/kg; gạo Nàng Nhen 26.000 đồng/kg; thơm thái hạt dài 19.000 – 20.000 đồng/kg; gạo Hương lài 21.000 đồng/kg; gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg.

    Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đầu tháng 4/2024 cũng chững lại và đi ngang. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam VFA, gạo tiêu chuẩn 5% tấm hiện ở mức 582 USD/tấn; gạo 25% tấm ở mức 558 USD/tấn; gạo 100% tấm duy trì ổn định ở mức 478 USD/tấn.

    Hiệu quả từ quy hoạch vùng trồng

    Hiện nay, vùng Đồng bằng sông Cửu Long bước vào thu hoạch rộ vụ lúa Đông Xuân. Theo các doanh nghiệp thu mua lúa, giá lúa giảm là do diện tích vào đợt thu hoạch tăng, lúa trúng mùa cho sản lượng cao trong khi đó đầu ra chậm. Lúa giảm giá ở mức như hiện nay, nông dân vẫn có lãi cao nhưng doanh nghiệp, thương lái thu mua lúa gặp khó do đã đặt tiền cọc trước với giá cao hơn.

    Ông Nguyễn Hữu Trí, Giám đốc Công ty TNHH Tư Trí – doanh nghiệp chuyên thu mua lúa xay xát tại xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang nói: “Người chủ doanh nghiệp đi mua gặp khó khăn, lỗ, làm không có lãi. Lý do mình đã đặt tiền trước. Không mua lúa, không lấy về thì mất cọc”.

    Trong khi đó, ông Huỳnh Thanh Tùng, Tổng Giám đốc Công ty CP Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex) cho biết, sau giai đoạn biến động giá, giá lúa trên thị trường khi thu hoạch vụ đông xuân 2023 – 2024 vẫn ở mức cao so cùng kỳ. Dự báo từ nay đến cuối năm 2024, giá gạo Việt Nam sẽ giữ ở mức từ bình ổn đến cao, không giảm sâu.

    “Đầu tiên phải kể đến các đơn hàng lớn cung cấp gạo cho Indonesia là một sự bảo đảm cho gạo Việt Nam. Thứ hai, do nhu cầu lớn từ thị trường thế giới, khi mà chính sách hạn chế xuất khẩu gạo từ Ấn Độ vẫn chưa được nới lỏng. Trong khi đó, biến đổi khí hậu toàn cầu vẫn đang diễn biến phức tạp; tình hình bất ổn chính trị tại một số khu vực trên thế giới gây ảnh hưởng lớn đến chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu”, ông Tùng đánh giá.

    Để tận dụng cơ hội thị trường, doanh nghiệp này tập trung thu mua và tích trữ các loại lúa gạo khi vụ đông xuân đang thu hoạch rộ; đẩy mạnh tìm kiếm các khách hàng, đối tác mua gạo trắng tập trung; tận dụng tối đa các kho có lò sấy để trữ lúa, đảm bảo nguồn cung dồi dào cho thị trường trong và ngoài nước.

    Bên cạnh biến động thị trường do cung – cầu, sự điều chỉnh giá lúa gạo hiện nay còn dựa vào đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao nhằm hình thành vùng nguyên liệu hàng hóa tập trung quy mô lớn, ổn định lâu dài, tạo thuận lợi để tổ chức lại sản xuất lúa gạo vùng Đồng bằng Sông Cửu Long mà Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và các địa phương thực hiện.

    Là tỉnh có diện tích lúa đứng thứ 4 khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Long An có vùng chuyên canh lúa Đồng Tháp Mười. Vụ Đông Xuân 2023 – 2024 là vụ đầu tiên tỉnh thực hiện Đề án với tổng diện tích hơn 23.000ha. Trong đó, 2 hợp tác xã  được chọn làm điểm để thực hiện là HTX Nông nghiệp Gò Gòn (huyện Tân Hưng) và HTX Dịch vụ Thương mại Nông nghiệp Cây Trôm (huyện Vĩnh Hưng).

    Ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời chia sẻ: “Đây là đề án sản xuất lúa gạo theo hướng bền vững lớn nhất thế giới. Nếu đề án thực hiện thành công, sẽ góp phần nâng cao giá trị ngành hàng lúa gạo và lợi nhuận của người trồng lúa tăng; áp dụng quy trình canh tác bền vững, ổn định an sinh xã hội và bảo vệ hiệu quả môi trường sống vùng nông thôn, đồng thời giảm phát thải nhà kính, đóng góp vào mục tiêu NetZero của Việt Nam”.

    Theo ông Thòn, ngoài những lợi ích trực tiếp có thể đong đếm, đề án còn giúp nông dân hình thành thói quen canh tác khoa học, tuân thủ quy trình và liên kết sản xuất bền vững; nâng cao trách nhiệm xã hội, trách nhiệm bảo vệ môi trường.

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU